Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

FBI vào cuộc vụ sát hại 5 nhà báo Mỹ gốc Việt?

-FBI vào cuộc vụ sát hại 5 nhà báo Mỹ gốc Việt?
Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) hôm 1/6 lên tiếng kêu gọi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) mở lại cuộc điều tra về trường hợp 5 nhà báo Mỹ gốc Việt bị sát hại trong khoảng thời gian từ năm 1981 tới năm 1990.

CPJ dẫn điều tra của các tổ chức truyền thông ProPublica và Frontline viết trong một thông báo rằng, “khi FBI điều tra các vụ sát hại và các vụ tấn công nhiều khả năng mang động cơ chính trị trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, cơ quan điều tra này đã chú ý tới tổ chức chống Cộng có tên gọi Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, hay còn được biết tới với tên gọi Mặt trận, với các thành viên là cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa. FBI, khi ấy, không thu thập đủ bằng chứng để tiến hành truy tố”.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Washington của Mỹ, ông Joel Simon, Giám đốc Điều hành của CPJ, nói: “Với các thông tin mới mà ProPublica và Frontline điều tra được, chúng tôi kêu gọi Bộ Tư pháp [Mỹ] mở lại cuộc điều tra các vụ giết người này”.
Vụ sát hại cha tôi và bốn nhà báo Mỹ gốc Việt khác đã xảy ra từ năm 1981 đến năm 1990. Một số người có thể nghĩ rằng đó là chuyện đã cũ, nhưng không cũ đối với tôi và gia đình tôi, và cũng không cũ đối với tất cả những ai, giống như tôi, tin rằng chuyện này chưa kết thúc cho đến khi vụ án được mở lại và thủ phạm bị đưa ra trước ánh sáng công lý.
Ông Nguyễn Thanh Tú, con trai ký giả Nguyễn Đạm Phong, nói.

Ông Simon nói rằng “trên khắp thế giới, các vụ sát hại các nhà báo mà không điều tra ra manh mối đã dẫn tới một sự sợ hãi và tự kiểm duyệt”, và rằng “những kẻ tìm cách bịt miệng báo chí bằng cách sử dụng bạo lực không thể được cho phép thành công”.

Có mặt tại buổi họp báo, ông Nguyễn Thanh Tú, con trai của ông Nguyễn Đạm Phong, một trong các nhà báo bị sát hại năm 1982, cũng cùng quan điểm với ông Simon.

Ông Tú nói thêm: “Vụ sát hại cha tôi và bốn nhà báo Mỹ gốc Việt khác đã xảy ra từ năm 1981 đến năm 1990. Một số người có thể nghĩ rằng đó là chuyện đã cũ, nhưng không cũ đối với tôi và gia đình tôi, và cũng không cũ đối với tất cả những ai, giống như tôi, tin rằng chuyện này chưa kết thúc cho đến khi vụ án được mở lại và thủ phạm bị đưa ra trước ánh sáng công lý”.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và FBI chưa ngay lập tức lên tiếng hồi đáp về lời kêu gọi của CPJ cũng như của ông Tú.

Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, gọi tắt là Mặt trận, được thành lập hồi đầu những năm 80, và được xem là tiền thân của Đảng Việt Tân.

Trước những cáo buộc đưa ra trong bộ phim “Terror in Little Saigon” (Khủng bố ở Little Saigon) do ProPublica và Frontline phối hợp thực hiện, Đảng Việt Tân đã ra thông cáo, “khẳng định Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam hoàn toàn không có liên hệ gì đến cái chết của những ký giả gốc Việt mà nhóm phóng viên Richard Rowley và A.C. Thompson của ProPublica cáo buộc trong đoạn phim nói trên”.

Tổ chức bị Việt Nam cấm hoạt động ở trong nước nói thêm trong thông cáo ra tháng 11 năm ngoái: “Hai nhân sự này đã đơn phương bác bỏ kết luận điều tra của một phần hành thuộc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) làm việc liên tục trong 15 năm. Đó là không tìm đủ chứng cớ để khởi tố ai. Thay vào đó 2 nhân sự nêu trên dựng lên các cáo buộc dựa vào lời của vài người giấu mặt, vài người thiếu uy tín, và suy diễn chủ quan của hai cựu nhân viên điều tra. Đây là cách làm việc thiếu đạo đức chuyên môn và cho thấy chủ đích đã có từ trước của người thực hiện đoạn phim”.


-Mỗi khi Mỹ xoay trục, Mặt Trận lao đao!
Lữ Giang
Trong mấy tuần qua, cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ, đã bàn tán sôi nổi về cuốn phim “Terror in Little Saigon” (Khủng bố tại Little Saigon) được chiếu trên đài truyền hình CPS của Mỹ ngày 5.11.2015 nói về vụ 5 nhà báo người Mỹ gốc Việt ở các thành phố trên nước Mỹ đã bị ám sát trong thời gian từ 1981 đến 1990.

Đảng Việt Tân, hậu thân của của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, thường được gọi là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh hay Mặt Trận, đã dùng nhiều cách để thanh minh rằng Mặt Trận không dính líu gì đến các vụ ám sát này. Còn cộng đồng người Việt được chia ra hai phe, một phe lên án Mặt Trận, hô hào làm thỉnh nguyện thư yêu cầu FBI đưa nội vụ ra truy tố, còn một phe bênh Mặt Trận, cho rằng người biên soạn phim là Adam Clay Thompson và hai cơ quan thực hiện cuốn phim là Frontline và ProPublica đã mạ lỵ cộng đồng người Việt!
Đây là một vấn đề phức tạp, nhưng chúng tôi cố gắng trình bày vắn tắt và giản dị.
CŨNG CHỈ LÀ CÔNG CỤ
Chúng ta nhớ lại, trong thời gian còn chiến tranh lạnh, với sự yểm trợ của Mỹ, tại một đại hội đã được tổ chức tại Washinton DC ngày 1.9.1981, một số tổ chức của người Việt đã quyết định thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam do Tướng Hoàng Cơ Minh lãnh đạo, để đi qua Thái Lan thành lập cứ điểm đưa quân xâm nhập vào Việt Nam lập chiến khu chống lại Cộng Sản.
Người Mỹ chỉ muốn dùng cộng đồng người Việt tỵ nạn để quậy phá, không cho Đảng CSVN ngồi yên, trong khi đa số người Việt vẫn tin rằng họ đang “giải phóng quê hương”!
Biết rõ bản chất của cộng đồng người Việt là không ai lãnh đạo được ai và ai cũng muốn làm lãnh tụ, nên muốn thi hành “sứ mệnh”, Mặt Trận cần có một cơ cấu tố chức giống Đảng CSVN. Nếu không làm như vậy mà theo phương thức “dân chủ đa ngôn”, Mặt Trận khó thực hiện được “sứ mạng” giao phó và khó tồn tại. Có lẽ do sự chỉ đạo của “Anh Hai chống cộng”, ngày 10.8.1982 một “Đại Hội Dựng Đảng” đã được triệu tập và hình thành một tổ chức có tên là Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Đảng Việt Tân. Chủ Tịch Đảng Việt Tân đầu tiên cũng là Tướng Hoàng Cơ Minh. Từ đó Đảng Việt Tân đứng đàng sau điều khiển và yểm trợ Mặt Trận.
Dĩ nhiên, những người không được chọn đóng vai trò Hoàng Cơ Minh hay ban lãnh đạo Mặt Trận, nhất là khi thấy Mặt Trận có thể làm ra tiền bạc, đã đánh Mặt Trận bằng đủ 36 kiểu, mặc dầu trong thực tế Mặt Trận chỉ là con bài thí.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI VÒNG LUẬT PHÁP
Những người suy nghĩ và nhận định theo cảm tính thường rất sợ Sự Thật, kể cả các quy định của luật pháp, vì sự thật thường trái với những điều mà họ “xác tín”. Tuy nhiên, hôm nay chúng tôi cũng phải đưa ra sự thật, đó là Mặt Trận đã được tổ chức và hoạt động ngoài vòng luật pháp.
Khủng bố (terrorism) được định nghĩa trong Bộ luật Liên Bang Hoa Kỳ là "xử dụng một cách bất hợp pháp vũ lực (force) hay bạo hành (violence) đối với người hoặc tài sản để đe dọa hay ép buộc một chính phủ, dân thường, hoặc bất kỳ bộ phận nào của họ, nhằm thúc đẩy các mục tiêu chính trị hay xã hội" (28 C.F.R. Section 0.85).
Tội khủng bố được quy định trong Chương 113B, Phần I, Tiết Mục 8 của Bộ Luật Liên Bang (United States Code) với hình phạt được áp dụng rất nặng, tối đa là tử hình.
Theo điều 2331, được coi là “khủng bố quốc tế” (international terrorism) các hoạt động liên quan đến các hành vi bạo hành (violent acts) hay các hành động gây nguy hiểm cho sự sống con người nhằm mục tiêu đe dọa (intimidate) hay áp lực (coerce) đối với dân chúng, hay gây ảnh hưởng đến chính sách của một chính phủ hay sự điều hành của một chính phủ. Điều 2332a quy định rằng những ai xử dụng, đe dọa hay âm mưu xử dụng những vũ khí phá hoại hàng loạt (use of weapons of mass destruction) ở trong hay ngoài nước, đều có thể bị phạt tù có thời hạn, tù chung thân hay tử hình.
Luật không hề phân biệt chính phủ bị xâm phạm có thiết lập bang giao hay không thiết lập bang giao với Hoa Kỳ.
Có người lại hỏi: Mặt Trận chỉ dùng bạo lực để chống cộng từ trên đất Thái Lan chứ có từ đất Mỹ đâu mà phạm luật?
Luật phân biệt chính phạm (principal) và tòng phạm (accomplice). Chính phạm là người thực hiện tội phạm, còn tòng phạm là người giúp đỡ thực hiện tội phạm (helpers in the crime). Theo luật pháp Hoa Kỳ, bạn có thể là chính phạm, tòng phạm, một người giúp đỡ, hay một người xúi giục hoặc kẻ đồng lõa căn cứ vào vai trò của bạn trong các tội phạm, nhưng thực tế bạn đã tham gia, dù ở cấp độ nào hoặc cách thức hoạt động nào hoặc ở trong thầm kín, làm cho bạn có tội.
(You may be the principal, the accomplice, an aider, or an abettor or accessory based on your role in the crime. But the fact that you participated–no matter at which level or how active or in-depth–makes you guilty).
Mặt Trận đã tổ chức, lập kế hoạch, vận động, tuyển dụng, quyên góp, hỗ trợ… từ Hoa Kỳ để đánh phá và lật đổ chính phủ CSVN nên bị coi là vi phạm luật pháp Hoa Kỳ.
FBI và CIA, nói chung là chính phủ Hoa Kỳ, biết rất rõ việc thành lập và hoạt động của Mặt Trận là bất họp pháp, nhưng làm ngơ để cho người Việt tỵ nạn làm vì mục tiêu chính trị. A.C. Thompson xác định sau khi điều tra ông thấy rằng “chính phủ Hoa Kỳ hồi đó hỗ trợ Mặt Trận không có gì là nghi vấn cả”.
Mặt Trận đã mở ba cuộc hành quân Đông Tiến I (5/1986), Đông Tiến II (12/1986 và 7/1987) và Đông Tiến III (8/1989), nhưng tất cả đều thất bại. Tướng Minh bị tử trận trong Đông Tiến II. Tổng kết, có khoảng 100 trong tổng số 240 kháng chiến quân của Mặt Trận đã hy sinh hay mất tích. Số còn lại bị CSVN bắt giam và phạt tù từ 3 năm tới chung thân.
MỸ “XOAY TRỤC” NĂM 1991
Tháng 12 năm 1989, bộ đội Việt Nam hoàn toàn rút khỏi Campuchia. Ngày 29.9.1990: Ngoại Trưởng Mỹ J. Baker và Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch đã gặp nhau lần đầu tiên tại New York để bàn về quan hệ giữa hai nước. Hoa Kỳ ra lệnh cho Mặt Trận hủy bỏ chiến khu tại Thái Lan và chuyển sang đấu tranh chính trị, nhưng Mặt Trận cứ chần chờ.
Ngày 9.4.1991 Mỹ đưa ra “Bản lộ trình” 4 bước về bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ngày 22.4.1991, 5 nhân vật phụ trách về tài chánh của Mặt Trận là Hoàng Cơ Định, Nguyễn Kim Hườn, Phan Thị Hà (vợ Hoàng Cơ Định), Phan Duy Cần và Nguyễn Tấn Bình (em vợ của ông Hoàng Cơ Định) đã bị bắt, bị còng tay và đẩy lên xe cây chở đi vì các tội danh âm mưu khai gian thuế, trốn thuế, và không khai thuế. Các bị cáo bị truy tố trước Tòa Án San José, California, về 39 tội danh. Bản cáo trạng số CR 912005 ngày 1.4.1991 nói rằng “Các bị cáo đã âm mưu che giấu Cơ Quan Thuế Vụ (IRS) kế hoạch của chúng để chuyển những sự đóng góp cho Mặt Trận thành sở hữu của chúng (their owns usebenifits)” Các bị cáo phải đóng 100.000 USD tiền thế chân để được tại ngoại hậu tra.
Tuy nhiên, sau khi Mặt Trận đồng ý phá bỏ chiến khu tại Thái Lan và tuyên bố chuyển qua vận động chính trị, toà đã hủy bỏ (dismiss) vụ án này chiếu theo đạo luật “Speedy Trial Act” năm 1974. Đây là đạo luật ấn định thời hạn phải hoàn thành các giai đoạn khác nhau về việc truy tố tội hình sự liên bang.
Sau khi bị FBI và IRS hỏi thăm sức khỏe, Đảng Việt Tân đã thay đổi cả tổ chức lẫn chủ trương và đường lối hoạt động. Kể từ năm 2004 Đảng Việt Tân bắt đầu hoạt động công khai và thành lập các tổ chức ngoại vi để tham gia các sinh hoạt cộng đồng và vận động chính trị, chẳng hạn như Liên Minh Việt Nam Tự Do, Hội Chuyên Gia Việt Nam Hải Ngoại, Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, Ủy Ban Vận Động Chính Trị Người Mỹ gốc Việt (VPAC), Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường,....
Về chủ trương và đường lối, website viettan.org viết rõ: “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng chủ trương tiến hành cuộc cách mạng bằng chính sức mạnh và trí tuệ của dân tộc Viêt Nam để chấm dứt ách độc tài cộng sản hầu có điều kiện tiến hành công cuộc canh tân đất nuớc. Chủ trương này được thực hiện với hai nỗ lực Chấm Dứt Độc Tài và Canh Tân Đất Nước.”
Nói một cách tổng quát, kể từ năm 2004 Việt Tân bắt đầu lột xác, tổ chức và hoạt động theo mô thức các tổ chức vận động chính trị ở Mỹ. Đối với Việt Nam, Việt Tân đã bám sát chiến dịch “diễn biến hòa bình” của Mỹ. Vì có nhân lực và tài lực dồi dào, lại đi đúng đường lối của Mỹ, nên khó có doàn thể đấu tranh chính trị nào của người Việt hải ngoại có thể theo kịp Việt Tân.
MỸ “XOAY TRỤC” 2015
Như chúng tôi đã nói, trước khi Chủ Tịch Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ họp với Tổng Thống Obama ngày 25.7.2013 và đưa ra Tuyên bố chung về thiết lập “quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ”, các viên chức Hoa Kỳ và Việt Nam đã gặp nhau nhiều lần để thiết lập những thỏa thuận mà hai bên sẽ làm. Riêng Ngoại Trưởng John Kerry đã đi Việt Nam 17 lần. Qua các diễn biến của tình hình, chúng ta thấy có ba tổ chức chống đối Hà Nội đang hoạt động trên đất Mỹ đã bị Hà Nội lưu ý, đó là Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang, nhóm Tinh Thần Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Hoàng Cơ Minh.
Về việc xóa bỏ Giáo Hội Ấn Quang, có nhiều dấu hiệu cho thấy Washington đã giao cho Võ Văn Ái, một người ăn Fund do Quốc Hội Mỹ cấp để chi phối Giáo Hội Ân Quang từ lâu. Về nhóm Tinh Thần Ngô Đình Diệm, ban Việt ngữ đài RFA của Mỹ do Nguyễn Văn Khanh cầm đầu, đã dùng văn công Việt Cộng viết những chuyện bịa đặt rồi phổ biến để hạ Ngô Đình Diệm xuống và đưa Hồ Chí Minh lên. Đây là chuyện chưa hề xảy ra trước đây, nhưng nay RFA đã làm. Riêng Mặt Trận hay Việt Tân, một tổ chức bị Hà Nội kết án nặng nề nhất, đang gây khó khăn cho Mỹ vì Việt Tân vốn là một trong các lá bài của Mỹ.
Tại hải ngoại, nếu mở Google hay Facebook ra, chúng ta sẽ thấy có hàng trăm bài kết án Việt Tân là Cộng Sản hay tay sai Cộng Sản được phổ biến. Có người hay tổ chức đã mở những trang Web để đăng toàn các bài tố cáo Việt Tân là Cộng Sản, chẳng hạn như tinparis.net, hon-viet.co.uk, dangchihung.blog, danchuleaks.blog conongviet.com, v.v. Buồn cười là trong khi "phe ta" tố Việt Tân là tay sai Cộng Sản, Ngày 29.5.2007 Tổng thống Bush đã mời đại diện của đảng Việt Tân đến tòa Bạch Ốc nói chuyện để hiểu thêm về chính sách chính trị đối nội của Việt Nam trước khi gặp gỡ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào ngày 22 tháng 6!
Còn Việt Cộng nói gì về Việt Tân?
Có rất nhiều cơ quan thông tin của Hà Nội như Thông Tấn Xã Việt Nam, Công An Nhân Dân, An Ninh Thủ Đô, vov.vn… đã lên án các hoạt động của Đảng Việt Tân ở trong nước và tường thuật các phiên tòa xét xử các đảng viên Việt Tân bị bắt. Một thí dụ cụ thể, báo An Ninh Thủ Đô của Công An Hà Nội viết về kế hoạch hoạt động của Đảng Việt Tân ở trong nước như sau:
“Chúng lập ra cái gọi là “Ban phát triển quốc nội”, bí danh “Nhóm công tác C21” phụ trách công tác tuyển mộ và quản lý cơ sở nội địa do tên Nguyễn Quốc Quân, trực tiếp chỉ đạo, điều hành. Đồng thời, “Việt Tân” đã đưa lực lượng về các địa bàn như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Bắc (Trung Quốc), Malaysia, là những nơi tập trung đông số du học sinh và lao động Việt Nam…
“Tại đây, chúng đã tung ra những chiêu bài khác nhau dưới hình thức trợ giúp pháp lý, dạy nghề, thăm viếng, tặng quà, tổ chức ca nhạc miễn phí... nhằm rủ rê, lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin rồi tuyển chọn, tiến hành huấn luyện các kỹ thuật khủng bố, đợi thời cơ tung về nước hoạt động.
“Vào cuối năm 2006, những kẻ cầm đầu của “Việt Tân” đã vạch ra kế hoạch mà chúng đặt tên là “kế hoạch sang sông” hay còn gọi là “Đông Tiến 07”, với mục tiêu trong năm 2007 sẽ công khai hóa bằng được tổ chức trong nước với mưu đồ châm ngòi nổ cho việc hình thành các tổ chức chính trị đối lập ở Việt Nam.
“Để thực hiện mục tiêu nói trên, chúng cử các toán “Việt Tân hải ngoại”, trong đó có các tên cầm đầu xâm nhập về nước trực tiếp chỉ đạo số cơ sở trong nội địa tiến hành các hoạt động phá rối an ninh…”
Dĩ nhiên, khi Mỹ đã ký hiệp ước đối tác toàn diện với Hà Nội và công nhận Đảng CSVN, Hà Nội không muốn Mỹ để cho Đảng Việt Tân có những hoạt động như thế nữa. Do đó, Mỹ phải dung cuốn phim "Terror in Little Saigon" để nói chuyện với Hà Nội và Việt Tân.
Mặc dầu trong các cuộc điều tra 5 vụ hạ sát các ký giả gốc Việt nói trên, FBI kết luận rằng cho đến nay, họ chưa có đủ bằng chứng để theo đuổi việc truy tố, nhưng đa số người Việt vẫn tin rằng Mặt Trận đã hạ sát những người này. Chắc chắn chính phủ Hoa Kỳ cũng biết như vậy, nhưng vì tình thế lúc đó, nếu không làm như vậy Mặt Trận rất khó có thể phát động cuộc kháng chiến, nên FBI làm ngơ.
Bản phúc trình của A.C. Thompson không có đầu, không có đuôi và không đưa ra được yếu tố nào mới có thể khiến phải tái phát động công tố quyền để truy tố thủ phạm. Thompson chỉ kết luận rằng tất cả những người bị hạ sát đều là những người chống Mặt Trận. Những chuyện được kể trong phim không phải là bằng chứng pháp lý. Tuy nhiên, với cuốn phim “Terror in Little Saigon” Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có thể nói với Hà Nội rằng Hoa Kỳ đang có “biện pháp” đối với Mặt Trận, đồng thời nói với Việt Tân rằng phải điều chỉnh phương thức hoạt động cho phù hợp với tình hình mới.
A.C. Thompson nói rõ rằng cuốn phim này do Frontline tài trợ, và Frontline thì được Corporation for Public Broadcasting (CPB) tài trợ một phần. Tiền của CPB do Quốc Hội Hoa Kỳ cấp. Dĩ nhiên, Việt Tân phải gặp các viên chức Hoa Kỳ để biết phải điều chỉnh lại đường lối như thế nào.
PHẢI QUAN TÂM CHUYỆN MỸ “XOAY TRỤC”
Có thể nói trong cộng đồng người Việt hải ngoại hiện nay, không còn một tổ chức nào có đủ nhân lực và tài lực để vận động chính trị như hay hơn Việt Tân. Nhưng trong cộng đồng này, cứ thấy ai làm cái gì hơn mình là chụp cho nó cái Nón Cối! Vì thế, gần như đi đâu cũng thấy Nón Cối. Có thể nhại thơ của Trần Dần để mô tả tình trạng đó: “Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên… đầu Nón Cối.”
Bà Hoàng Dược Thảo khi bị báo Người Việt kiện về tội mạ lỵ phỉ báng vì cho rằng báo này là của Việt Cộng, bà đã viện dẫn bản thông cáo nhận định báo Người Việt là “tay sai Cộng Sản” của 151 đoàn thể và nhân sĩ để chứng minh, nhưng khi tòa xét xử chẳng có đoàn thể hay nhân sĩ nào dám ra làm chứng! Cuối cùng bà phải lãnh án một mình. Vì vậy đừng quan tâm đến “Nón Cối” làm gì.
Nhưng chơi với Mỹ phải luôn quan tâm đến việc Mỹ “xoay trục”. Trước 30.4.1975, các nhà lãnh đạo VNCH chẳng biết gì đến chuyện Mỹ “xoay trục” nên miền Nam đã mất.
Nhân ngày lễ Tạ Ơn, xin ghi nhớ công ơn những người đã hy sinh cho chính nghĩa tự do.
Ngày 25.11.2015
Lữ Giang

From: "Lu Giang lugiang wrote [VN-News]"
To: Lu Giang
Sent: Wednesday, November 25, 2015 8:19 AM
Subject: [VN-News] Mỗi khi Mỹ xoay trục, Mặt Trận lao đao!





-Giám Sát Viên PBS Lên Tiếng Về Phim “Terror In Little Saigon”

Giám Sát Viên Michael Getler của Hệ thống Truyền Thông Public Broadcasting Service (PBS), người nhận được thư khiếu nại của Phát Ngôn Nhân đảng Việt Tân về tính cách thiên lệch và thiếu đạo đức nghề nghiệp chuyên môn của 2 người thực hiện Richard Rowley và A.C. Thompson, đã trả lời trong một bài viết đăng trên trang blog của PBS ngày 19 tháng 11, 2015.

Sau khi tóm lược nội dung của cuốn phim “Terror In Little Saigon” và sự gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng người Việt về giá trị của nỗ lực này, cùng với dữ kiện trên 500 người thỉnh nguyện tái mở cuộc điều tra về những cái chết, và một thỉnh nguyện khác với trên 1,900 người (cho đến khi đó) kêu gọi PBS điều tra sự chính trực và chuyên môn của phim trên, bức thư đã nêu lại những phần chính yếu của thư ngỏ của đảng Việt Tân khiếu nại và thư ngỏ trả lời của Frontline và ProPublica.
Với tư cách là Giám Sát Viên của PBS, độc lập với tổ chức PBS, nhằm giải quyết những khiếu nại về tổ chức này, ông Michael Getler đã cho biết sự nhận định tế nhị nhưng thẳng thắn của ông có thể tóm tắt trong một số điểm sau:
1- Ông có ấn tượng những điều hỗ trợ tổng quát cho cuốn phim thì chính xác. Ấn tượng này đến một phần từ uy tín của chương trình Frontline và ProPublica, nhưng phần lớn đến từ sự phỏng vấn minh danh trong chương trình của nhân vật FBI Tang-Wilcox.
Ông viết “Nếu không có bà Tang-Wilcox thì tôi nghĩ rằng trọng tâm của chương trình này về việc sát hại các ký giả – và tất cả các phỏng vấn trình chiếu với những người được cho là bạn, là nghi can, là cựu thành viên Mặt Trận, là những điềm chỉ viên, cộng với những viện dẫn của Thompson từ một cựu lãnh đạo Mặt Trận khác mà tên thì không thể tiết tiết lộ nhưng lại “chắc chắn” rằng K-9 đã giết ký giả ở San Francisco và Houston – sẽ không thể đứng vững trước sự duyệt xét”.
    But much more important—in fact, crucially important in terms of credibility—is the on-camera interview and statements of retired FBI Special Agent Katherine Tang-Wilcox. If it were not for Tang-Wilcox, I think this broadcast’s focus on the murders of the journalists—and all the on-air interviews with alleged Vietnamese friends, suspects, former Front members and informers, plus the reference by Thompson to another former top front leader whose name could not be revealed but who is “certain” that K9 killed the journalists in San Francisco and Houston—would not have stood up very well against the scrutiny it is getting.
Ông cho biết không thể tiến hành điều tra về một công trình kéo dài 2 năm, và ông chỉ nêu lên cảm giác của mình dựa trên suy nghĩ và sự khả tín của 1 nhân viên điều tra FBI chính trong vụ. Ông không cho biết tại sao quyết định chính thức của bộ phận FBI sau nỗ lực điều tra kéo dài 15 năm lại không có trọng lượng hơn cảm quan của 1 nhân viên FBI. Tuy nhiên bỏ ngoài cảm quan cá nhân, Giám Sát Viên Michael Getler đã kết luận suy nghĩ của ông trực tiếp vào kết cấu của cuốn phim.
2- Giám Sát Viên Michael Getler có quan điểm rằng phim này thiếu sự thuyết phục và chặt chẽ với những điều viện dẫn. Ông viết "Khuyết điểm mà tôi cảm thấy làm yếu sự trình bày của chương trình này như sau. Cuộc phỏng vấn với một "người bạn cũ" của chủ báo bị giết có tính cách cáo buộc thì lại ẩn danh. Những người cựu lãnh đạo khác của Mặt Trận thì nói về những vụ giết người này với những điều như: "Tôi không nghe thấy nhưng có người nói với tôi... Tôi không muốn chỉ vào ai... Đó là những điều tôi nghe thấy. "Những người khác thì phủ nhận có liên can. Một cựu phóng viên của báo Los Angeles Times thì nói "Có gì đó gần như đồng thuận...có người nghĩ rằng". Tất cả có vẻ tự nhiên cho một cuộc điều tra loại này, nhưng nó đã không đem lại thêm sự khả tín cho một câu chuyện ngay từ đầu đã không có phân giải”.
    The flaws that I felt weakened the program’s presentation were as follows. A damning interview with an “old friend” of the slain publisher is anonymous. Other former Front leaders say about the killings such things as: “I don’t hear but somebody told me…I don’t want to point the finger…that’s what I heard.” Others denied involvement. A former Los Angeles Times reporter says “there was something close to a consensus…there were people who thought.” All that may seem natural for an investigation such as this, but it doesn’t add much credibility to a story that was inconclusive at the outset.
3- Phần kết của bài viết, Giám Sát Viên Michael Getler của PBS cho biết cảm tưởng sâu đậm hơi thất vọng của ông về 2 chương trình mới đây nhất của Frontline"Một kết quả là thiếu vắng tiếng nói và vai trò quen thuộc cố hữu của người xướng viên Frontline. Là khán giả lâu năm của Frontline, tôi nghĩ rằng, một người dẫn chuyện khác ký giả Thompson sẽ giúp rõ rệt cho chương trình Việt Nam, đặt mọi chuyện vào đúng bối cảnh của nó, với khoảng cách giữa người phóng viên và chủ đề, nêu rõ được những gì thực sự mới mẻ và có thể kiểm chứng khi (lọc lựa) phát hình và trong những chỗ khác nữa, rằng cuộc chinh phạt và sự chĩa mũi dùi cá nhân sẽ không quá nổi cộm, và một cách nào đó, đã tạo ra lệch lạc”.
    Both were done in collaboration with another organization. Vietnam was done with ProPublica. The immigration program, a two-hour affair, was done in collaboration with another PBS series, Independent Lens.One result is that the traditional and iconic voice and role of the Frontline narrator was missing. I thought, as a longtime viewer of Frontline, that a narrator other than the reporter, Thompson, would have helped the Vietnam program substantially, putting things in more context and with more distance between reporter and theme so that it would be more clear what was actually new and verifiable on the air and elsewhere, and that the crusade and personal focus aspects would not be so prominent and, in a sense, distracting.
Ngoài ra quý vị có thể đọc thêm phần dịch tiếng Việt bài viết của Giám Sát Viên Michael Getler tại đây.




-Phim về Mặt Trận và cộng đồng Việt (BBC 20-11-15) Nhìn vào sự thật qua vụ các nhà báo gốc Việt bị giết (Da Màu 20-11-15)


Son Tran
-MỜI XEM liên tục 1-2-3




-ProPublica trả lời những phản đối của Việt Tân về phóng sự "Terror in Little Saigon": Terror in Little Saigon: An Objection and a Response (ProPublica 13-11-15) 

Our reporting with Frontline on an unsolved campaign of violence within the Vietnamese-American community has provoked passionate debate.

ProPublica, Nov. 13, 2015


Frontline’s film, “Terror in Little Saigon,” and the accompanying ProPublica article, revisited a painful chapter in the Vietnamese-American experience. Since publication, we have heard from many viewers and readers who expressed deep gratitude for our reporting on the murders of five Vietnamese-American journalists and a broader pattern of violence within the refugee communities that grew up in America after the Vietnam War. The film and article showed that the FBI came to believe that an organization started by former South Vietnamese military officers, the National United Front for the Liberation of Vietnam, was linked to the violence.
Over the last week, we have also heard criticisms, in particular from a Vietnamese-American advocacy group called Viet Tan. Viet Tan, whose founders were leaders of the National United Front, has asserted that our reporting failed to prove the connection between the organization and the violence, and was, in certain respects, culturally insulting to Vietnamese Americans. Viet Tan maintains that the National United Front, known most commonly as the Front, was a group committed to fostering political change in Vietnam, and that it has been the target of rumors and false allegations for years.
ProPublica and Frontline’s reporting included an unprecedented examination of the local police and the FBI investigations into the murders in California, Texas and Virginia. The police and FBI files had been secret for decades until we obtained them through the Freedom of Information Act. Now the American public, including the Vietnamese-American community, can begin to assess the substance and shortcomings of years of investigation. For the families of the victims, this was the only opportunity they had been afforded to take stock of what investigators had uncovered and theorized about the deaths of their loved ones. Those investigative files show that FBI agents were persuaded that the Front was behind a campaign of murder, arson and beatings, and they capture the frustration of investigators in never managing to bring any of the perpetrators to justice. As well, five former leaders of the organization told us the group had run its own assassination unit to deal with its critics or suspected Communists.
Viet Tan has also asserted that one or more former Front members who appeared in the film and article were either misquoted or somehow otherwise misrepresented. No one featured in the film or article has contacted us making such a claim. Viet Tan says that one former Front leader, Nguyen Xuan Nghia, now insists he never told our reporter, A.C. Thompson, and director, Richard Rowley, that he had been in a meeting with Front members who talked about killing a newspaper publisher. We would be happy to respond directly toNghia should he want to raise an objection with us.
Viet Tan says that the Front never ran an assassination unit. The FBI’s files, however, are laden with discussions of the Front and the unit, known as K-9 — its suspected members and its catalogue of victims. These entries were built on in part accounts from former members of the Front. Katherine Tang-Wilcox, a retired FBI special agent who helped run the investigation of the Front, said it plainly, in the film and in the article: “K-9 was established as the assassination arm of the Front.”
Viet Tan asserts that there was a preconceived narrative for the reporting behind the film and the article, and it claims that our work was insulting to the wider Vietnamese-American community. Vietnamese patriots, it says, “are relegated to being vengeful veterans motivated by a loss of social status.”
ProPublica and Frontline followed the reporting where it took us. Where it took us over and over again was to the Front. We in no way sought to demonize Vietnamese refugees, and the profound hardships they endured both during the war and in the exodus after. We exposed the work of extremists, and the facts are the facts: Although there may have been other aspects to the Front, it was founded with the express mission of toppling the Communist regime in Hanoi, and it raised money in the U.S. to mount such an effort. It created a makeshift fighting force and tried three times to get inside Vietnam. That such an effort would have held appeal for many displaced and traumatized refugees from a lost war is no surprise. It just happenedto violate American law.
It’s worth noting that we spent time with veterans of the former South Vietnamese military during the course of our reporting, at the cemetery on Memorial Day, at cafes, at their homes, and we are grateful to them for sharing their time with us. Two associate producers on the project, filmmaker Tony Nguyen and Jimmy Tong Nguyen, a translator and veteran of the Army of the Republic of Vietnam, helped in our reporting and our understanding of the appropriate historical context and cultural sensitivity.
In 1993, several Front leaders brought a libel lawsuit against Vietnamese-American journalists who had accused them of being behind acts of violence within the community. Viet Tan suggests that any reading of that case would support the idea that, in fact, the Front was not behind any violence. The claim by the Front plaintiffs that they had been libeled was rejected by a jury.
The story of a long-forgotten and unsolved spate of politically motivated murders and attacks may not have been the story Viet Tan wanted published nationwide, and indeed it is a grim, unresolved chapter in a vibrant community’s rich history. But that is the story told by documents, investigators and interviews in the Vietnamese-American community itself. During our interviews, we were frequently told about additional violence that had never been reported to the FBI, and since the film and articles were published, we have received numerous notes from viewers and readers who want to share accounts of being similarly threatened and harassed.
Over the last week, our journalists have talked about the project in numerous interviews — including in the Vietnamese-American media, where these murders and violence are being passionately debated. We hope the reporting we’ve done can now lead to a break in these long cold cases. There is no statute of limitations on murder, and as Tang-Wilcox, the retired FBI agent, said, “Somebody knows who’s responsible for each and every one of these acts.”

****************




-'Khủng bố ở Little Saigon' có giá trị không?

Phim tài liệu “Terror in Little Saigon”, cáo buộc Mặt trận Hoàng Cơ Minh dính líu năm vụ giết nhà báo hồi thập niên 1980, đang gây xôn xao trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

BBC đã phỏng vấn phóng viên điều tra A.C. Thompson, người thực hiện phim, và ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân đảng Việt Tân.


Trong phần tiếp theo, chúng tôi tìm đến giới nghiên cứu, những người đã xem bộ phim để nghe đánh giá của họ.
Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, từ Quận Cam, California, giáo sư sử và nhân học tại Đại Học Pepperdine.

Dù người ta phản ứng thế nào về nội dung phim, tôi cho rằng cần ngợi khen nhà sản xuất và phóng viên vì cố gắng mở lại các vụ án bỏ ngỏ này với hy vọng đưa kẻ giết người ra công lý. Đặc biệt, A.C. Thompson, phóng viên và người dẫn chuyện, cần được khen ngợi vì sự kiên trì khi tìm kiếm câu trả lời, và anh đã đi khắp nước Mỹ và sang Thái Lan.

Nhưng có những vấn đề nghiêm túc với phim này, bắt đầu là tựa đề. Thật không may khi họ đặt “khủng bố” và “Little Saigon” chung như thế. Chữ “Terror” đã mang ý nghĩa bi thảm hơn từ ngày 11/9. Mặc dù “terror” và “terrorism” không phải là một, tôi cho rằng với người Mỹ gốc Việt, đặc biệt những người chỉ xem tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, họ xem chúng là một. Đặt cùng với “Little Saigon”, nó ám chỉ một cộng đồng tham gia hoạt động vô đạo, phi pháp.

Sự sụp đổ nhanh chóng của Sài Gòn đem lại cơn sốc nặng cho người Việt gắn bó với Việt Nam Cộng Hòa. Cơn sốc đó tạo ra nhiều phản ứng: đau khổ, suy nhược, buồn bã, và cả khao khát đảo ngược sự mất mát, phục quốc. Hậu quả của cơn sốc này, là chủ đề tôi đang nghiên cứu, là một giấc mơ ngược về tâm lý, rằng Việt Nam có thể thoát khỏi cộng sản nhờ bạo lực.

Trận Xuân Lộc: Cần hiểu giấc mơ giành lại Miền Nam sau 1975 của các cựu quân nhân VNCH

Giấc mơ giải phóng Việt Nam khỏi cộng sản là sâu rộng, không chỉ trong vài cựu sĩ quan, lính của quân đội miền Nam cũ. Hiểu được bối cảnh lớn hơn này dĩ nhiên không để tha thứ cho các vụ tội ác. Nhưng nó giúp giải thích các hoạt động không hợp pháp đằng sau các vụ đó.

Bộ phim này tình cờ cũng chứng tỏ nhu cầu cần hiểu rõ hơn lịch sử của người Mỹ gốc Việt. Bối cảnh mất nước và tính bạo lực, chưa nói đến lịch sử phi cộng sản lâu dài ở Việt Nam và sự sụp đổ Sài Gòn, hoàn toàn không có trong phim.

Xem thêm nhận xét của tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn ở blog của ông.
Vũ Đức Vượng, Chủ biên trang trongnguoi.net.

Khi chiến tranh ở Việt Nam chấm dứt năm 1975, tôi đã xong bằng cao học ở Mỹ và cơ quan International Institute ở St. Louis, Missouri, mời tôi về lo chương trình định cư cho người tỵ nạn từ Việt Nam. Tôi bắt tay vào việc hồi đầu tháng 7/1975. Từ năm 1983 tới 1997, với chức vụ giám đốc Trung Tâm Định Cư Người Tỵ Nạn Đông Nam Á (Center Southeas Asian Refugee Resettlement) đặt trụ sở tại San Francisco với 4 văn phòng trong vùng Vịnh, kể cả San Jose, California, tôi đã tổ chức Trung Tâm thành một cơ quan xã hội phục vụ người tỵ nạn tại Mỹ, với mục đích chính là giúp đồng bào hội nhập vào mọi khía cạnh của xã hội Mỹ.

Hai thập niên 80 và 90 là thời gian cộng đồng người Việt tại Mỹ còn trải qua nhiều thăng trầm: thuyền nhân và các em lai, sau đó là các cựu tù chính trị, được Mỹ đón nhận khá nhiều; tương lai những người đã tới Mỹ chưa được ổn định; chính phủ Mỹ còn cấm vận đối với Việt Nam; trong khi một thế hệ mới đang hội nhập vào nước Mỹ thì thế hệ cha mẹ họ còn phân vân sẽ ở đây mãi hay còn hy vọng trở về...

Trong bối cảnh này, có nhiều luồng dư luận, nhiều chính kiến, cũng như nhiều hội đoàn, cơ quan truyền thông mọc lên trong cộng đồng. Mặt Trận của ông Hoàng Cơ Minh cũng phát sinh trong bối cảnh này, và thời gian đầu đã thu hút nhiều chú ý cũng như đóng góp của cộng đồng. Tôi còn nhớ có những người nhận trợ cấp xã hội của chính phủ (welfare), tuy số tiền không được bao nhiêu, nhưng cũng nhịn ăn nhịn mặc đóng góp một phần cho Mặt Trận.

Thuyền nhân Nam Việt Nam phải liều mình bỏ nước ra đi sau 1975

Cơ quan của chúng tôi –Trung tâm Tỵ nạn—là một tổ chức thiện nguyện, bất vụ lợi, nên không có liên hệ gì với Mặt trận. Hơn nữa chúng tôi định hướng là người Việt ở Mỹ cần hội nhập càng sớm càng tốt để bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình, nên chúng tôi cũng không đồng ý với chủ trương lấy lại Việt Nam bằng vũ khí, vì nó không có lợi cho cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Vì thế, sau hơn 20 năm, và nay đã chuyển sang nghề dạy học, tôi cũng tò mò muốn biết PBS và Pro Publica có thêm tin tức gì giúp giải quyết những vụ án từ ba thập niên trước.

Tôi đã xem phim này, cũng như đã đọc bài đi kèm của ký giả A.C. Thompson, và cảm tưởng chung là PBS & Pro Publica đã mất một cơ hội quý báu để làm sáng tỏ những khúc mắc cơ bản mà chúng tôi, những người Việt ở Mỹ thường xuyên theo dõi các diễn tiến trong cộng đồng, đã hy vọng là hai cơ quan truyền thông bất vụ lợi này, sau thời gian dài nghiên cứu và điều tra, có thể mang lại cho người xem khắp thế giới.

“Terror in Little Saigon” không đem ra được những chứng cớ gì mới về những vụ án mà họ điều tra. Họ không tìm được nhiều tài liệu chính thức (tài liệu từ FBI bị đục bỏ đi quá nhiều, hồ sơ vụ Mặt Trận kiện bỗng dưng biến mất; vụ chính phủ Mỹ kiện lãnh đạo Mặt Trận bị “bỏ cuộc” một cách ngớ ngẩn; cũng như không có một nhân chứng nào đưa ra những dữ kiện một cách thẳng thắn, công khai và nghiêm túc...) và ký giả Thompson chỉ ám chỉ, chứ không khẳng định được là Mặt Trận được một phần chính giới Mỹ bao che.

Tuy nhiên, xem chương trình này cũng không phải là hoàn toàn mất thì giờ. Cá nhân tôi cũng xác định được vài điều chính trong vấn đề này:

1. Cảnh sát địa phương ở Mỹ, hoặc là lười, hoặc là thiếu khả năng, hoặc là coi thường nạn nhân người Việt, hoặc là có lệnh từ trên đừng điều tra kỹ quá, v.v… nhưng ở nơi nào cũng lơ là các vụ án mạng này. Chỉ một việc tối thiểu như kiểm tra các cú điện thoại hăm dọa nạn nhân hay người nhà nạn nhân mà cũng không có sở cảnh sát nào làm. Và tôi chắc chắn là trong thời điểm đó, cũng như ngày nay, cảnh sát không có khả năng về ngôn ngữ hay văn hóa để điều tra đến ngọn ngành. Như vậy, các vụ án này vẫn xếp xó là phải rồi.
Mỹ dưới thời tổng thống Reagan (1981-1989) từng vi phạm chủ quyền của Nicaragua

2. FBI cũng lười và vô tích sự không kém. Trước đó vài chục năm, họ đã điều tra được tổng thống Kennedy ngủ với những ai, hay mục sư King ngoại tình như thế nào, nhưng việc theo dõi các dấu vết rõ ràng ngay trước mắt thì lại làm lơ.

3. Quan trọng hơn là, sau khi xem phim, tôi có cảm tưởng mạnh hơn về việc chính phủ Mỹ muốn dùng Mặt Trận (MT) trước hết như một con cờ gây rối cho phía Việt Nam, lúc đó đang tham chiến ở Campuchia cũng như đang bị cấm vận. Ở thời điểm đó, việc Mỹ để cho Mặt Trận rảnh tay hoạt động cũng đi cùng hướng với việc Trung quốc ủng hộ hết mình phe Khmer Đỏ để cầm chân Việt Nam.

Hơn nữa, dưới thời tổng thống Reagan (1981-1989), chính phủ Mỹ đã từng vi phạm chủ quyền của Nicaragua bằng cách bán vũ khí cho Iran để lấy tiền giúp loạn quân Contra ở nước này. Mỹ còn đặt mìn ở cảng Managua, và bị Nicaragua kiện ra tòa án quốc tế. Tòa xử Mỹ thua năm 1986, nhưng Mỹ chơi xấu không thừa nhận thẩm quyền của Tòa.

Và cũng không ai lạ gì vụ Cuba. Fidel Castro lật đổ chế độ Batista thân Mỹ năm 1959, sau đó bị cấm vận tới năm nay, 2015, mới được bình thường lại.

Nhưng trong nửa thế kỷ trước, Mỹ đón nhận vô điều kiện người tỵ nạn từ Cuba, cũng như giúp “kháng chiến quân” Cuba tổ chức để lấy lại nước mình. Họ thất bại, nhưng trong vài thập niên khoảng 70-cuối 90, những người Cuba chống Castro này cũng đã có một biệt đội ám sát, có tên là Alpha-66, chuyên để duy trì “kỷ luật” trong cộng đồng người Cuba.

K-9 và Alpha-66 chắc phải có những điểm khác nhau, nhưng sang thế kỷ này, chúng tôi muốn biết sự thật.

4. Còn Neutrality Act để ở đâu? Rõ ràng là Mặt Trận đã vi phạm luật này, nhưng không bị hề hấn gì. Nếu không có người che chở, liệu Mặt Trận có dám công khai quyên tiền trên đất Mỹ để nuôi quân, mua vũ khí chống lại chính quyền Việt Nam?

Cách đây vài năm, tướng Vang Pao, một thời cũng là “con cưng” của tình báo Mỹ, đã lọt vào một bẫy đặt mua vũ khí ở Sacramento, Cali, cho chí nguyện quân Hmong ở Lào, và bị lôi ra tòa. Ông mất trước khi phải hầu tòa, tiện việc cho mọi bên.

"Tướng Vàng Pao từng đặt mua vũ khí ở Sacramento, Cali, cho chí nguyện quân Hmong ở Lào.

5. Sau cùng, cũng có một điểm được minh xác: Việt Tân là hậu duệ của Mặt Trận, theo như khẳng định của ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân Đảng Việt Tân.
Daniel C. Tsang, Quản thủ thư viện Đại học California, Irvine

'Terror in Little Saigon' là phim tài liệu quan trọng, cùng với phần tường thuật báo chí trên mạng. Từ quá lâu, im lặng và thuyết âm mưu đã có trong cộng đồng người Việt hải ngoại về những tội ác này.

Chương trình không chỉ lên án giới chức địa phương vì không điều tra các vụ đe dọa và giết người. Nó còn đụng đến cả chính phủ Mỹ vì “ôm ấp” lãnh đạo của Mặt Trận và lờ đi trong khi Mặt Trận mở hoạt động du kích từ Thái Lan và Lào.

Tôi hy vọng việc này khơi lại sự quan tâm để có điều tra các vụ vi phạm luật liên bang, thậm chí luật hình sự về cáo buộc K9 liên quan việc ám sát. Đó sẽ là sự hòa giải được hoan nghênh với Việt Nam.
Tiến sĩ Francois Guillemot, nhà nghiên cứu tại Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS) phụ trách kho tư liệu Việt Nam của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO, Pháp) tại Lyon.

Như nhiều người quan tâm lịch sử và nghiên cứu về người Việt ở hải ngoại, tôi rất mong đợi giờ phát bộ phim này. Chủ đề rất hấp dẫn vì liên quan một chương bí mật, tương đối ít được biết tới, về chuyện của người Mỹ gốc Việt. Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam là một tổ chức bí mật từ lúc thành lập đến khi giải thể năm 2004. Khi làm luận văn thạc sĩ năm 1997, tôi từng đụng chạm chủ đề này. Khi đó tôi gọi đây là “cuộc kháng chiến thứ ba”, chống lại chính thể cộng sản sau 1975 ở Việt Nam.

Đánh giá của tôi về phim tài liệu này là tiêu cực. Có nhiều vấn đề: thiên kiến trong việc thu thập thông tin, cách điều tra của cảnh sát và những khoảng trống đáng kể trong câu chuyện.

Phim cố tình đặt tựa đề gây sốc về Little Saigon

Phim này cố tình gây chú ý bằng tựa đề gây sốc về Little Saigon, quảng cáo bằng hình ảnh máu, súng, những hình ảnh không liên quan trực tiếp cuộc điều tra.

Thứ hai, quan trọng hơn, bộ phim không được đặt trong văn cảnh phù hợp. Khán giả không rõ mặt trận này là gì, mục tiêu, tổ chức, lãnh đạo của nó, từ đâu nó xuất hiện. Không thấy nói gì về lịch sử, những thay đổi nội bộ từ một tổ chức quân sự thành đảng mới thân dân chủ. Không thấy nói gì về lịch sử Việt Nam: sự sụp đổ của Sài Gòn, hiện tượng Thuyền nhân, thực tế của việc chống lại cộng sản cả về mặt vũ trang và dân sự, số phận những người bị đưa vào trại cải tạo.

Nó cũng không nói về bối cảnh quốc tế của Chiến tranh Lạnh: câu hỏi về “những tay súng tự do” dưới thời Reagan, vấn đề người Mỹ mất tích, ngoại giao với Việt Nam, bối cảnh Chiến tranh Đông Dương lần ba từ 1979 đến 1989.

Thứ ba, buồn nhất là việc truy tìm tội phạm hóa ra chẳng đi đến đâu. Vẫn là những gì chúng ta đã biết suốt 20 năm qua, bằng lời chứng của các cựu thành viên như Phạm Văn Liễu, Phạm Ngọc Lũy hay những người trẻ hơn như Phạm Hoàng Tùng, Ali Hoàng.

Thay vì bảo vệ cho nghề báo và sự thật, các tác giả lại gây hiệu ứng ngược lại: tạo ra căng thẳng trong cộng đồng người Việt.


Việt Tân cũng nên thừa nhận sự thật là vào thời kỳ đó, Mặt Trận là một tổ chức chính trị-quân sự có mục tiêu lật đổ chính thể cộng sản bằng đấu tranh vũ trang

Ngoài ra, theo tôi, Việt Tân cũng nên thừa nhận sự thật là vào thời kỳ đó, Mặt Trận là một tổ chức chính trị-quân sự có mục tiêu lật đổ chính thể cộng sản bằng đấu tranh vũ trang. Sau nhiều lần thất bại xâm nhập vào Lào, và sau khi Chiến tranh Đông Dương lần Ba kết thúc, phương thức vũ trang được bãi bỏ.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mặt trận thay đổi bằng các phương thức hòa bình hơn. Trên thế giới, có nhiều ví dụ về các tổ chức kháng chiến đã đi từ hành động vũ trang sang hòa bình sau Chiến tranh Lạnh (IRA ở Ireland…). Tôi không phải là người ủng hộ đảng này. Tôi chỉ nhìn sự biến đổi từ góc độ người quan sát bên ngoài và một sử gia quan tâm các câu hỏi này.

Chúng ta cần xem xét lịch sử của Việt Tân từ góc độ toàn cầu. Đó là một tổ chức nhắm đến cuộc đấu tranh lâu dài để đem lại đổi thay dân chủ ở Việt Nam. Khi nhìn như thế, sự đoàn kết của các lực lượng thân dân chủ người Việt trong và ngoài nước là điều cần thiết. Ví dụ Miến Điện là rất hay. Khi nào sẽ có Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ở Việt Nam? Câu hỏi này sẽ còn được tranh luận bên trong Đảng Cộng sản và trong các nhóm của xã hội dân sự.




-Phim “Nỗi Kinh Hoàng ở Little Saigon”: Phép thử cho lương tâm và trách nhiệm

Chúng ta phải hành xử như một cộng đồng trưởng thành và có lý tưởng

Ts. Nguyễn Đình Thắng Ngày 11 tháng 11, 2015 http://machsongmedia.com


Kể từ ngày ra mắt trên hệ thống truyền hình PBS và qua internet, phim “Terror in Little Saigon” (Nỗi Kinh Hoàng ở Little Saigon) đã khuấy lên cuộc tranh luận trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Cuộc tranh luận ấy không những là bình thường mà còn là cần thiết trong xã hội mở của thế giới tự do. Nó chiếu rọi ánh sáng vào những chỗ còn khuất tất, mở ra những góc nhìn mới, và giúp mọi người cân nhắc các lý lẽ trước khi chọn cho mình một kết luận.


Cuốn phim khơi lại những tội ác đã xảy ra ngay trong lòng cộng đồng của chúng ta. Những tội ác này, dù đã xảy ra 25, 30 năm về trước, tiếp tục thách thức các lý tưởng cao đẹp nhất của chúng ta về tự do, công lý, lẽ phải. Cuốn phim thôi thúc chúng ta phải chọn thái độ, phải hành động chứ không thể cứ mãi đóng vai người ngoài cuộc ơ hờ, vô tư. Nó đặt ra cho chúng ta một phép thử gay go về lương tâm và trách nhiệm.

Ắt hẳn không ít bạn bè quốc tế và đồng bào trong nước đã xem cuốn phim này và đang theo dõi để xem chúng ta hành xử ra sao trước phép thử ấy.





Phải nhìn thẳng vấn đề

Phản ứng với phim “Terror in Little Saigon”, một số người thay vì nhìn thẳng vào nội dung của phim và trực diện với những thách thức được nêu lên thì lại tìm cách suy diễn về động cơ ngầm ẩn đằng sau cuốn phim. Phải chăng cộng đồng người Việt tị nạn đang là nạn nhân của thành phần truyền thông thiên tả? Phải chăng đây là âm mưu của thế lực đen để làm tản lực đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam? Sao lại là lúc này, thời điểm nhạy cảm trong cuộc đối đầu giữa tự do và độc tài?

Cách “lách” vấn đề như vậy không thể áp dụng ở đây vì một thực tế hiển nhiên: Nội dung của phim “Terror in Little Saigon” đã được nêu ra từ trước bởi một tổ chức có uy tín quốc tế và được người Việt ở trong và ngoài nước hết lòng tin tưởng -- các bản báo cáo của họ vẫn được báo chí và các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền của người Việt trang trọng trích dẫn. Đó là Uỷ Ban Bảo Vệ Các Nhà Báo, tức Committee to Protect Journalists (CPJ).

CPJ là tổ chức phi chính phủ hàng đầu trên thế giới về bảo vệ quyền tự do báo chí. Hàng năm CPJ xếp hạng các quốc gia về nền tự do báo chí; năm nay, họ xếp Việt Nam ở hạng 6 trên thế giới... từ dưới đếm ngược lên. CPJ liên tục lên án chính quyền Việt Nam về chính sách đàn áp tự do báo chí. Họ can thiệp mạnh mẽ cho các nhà báo bị bắt bớ, tù đày ở Việt Nam, trong đó có các bloggers Điếu Cày và Tạ Phong Tần. Ngày 25 tháng 11, 2014, Blogger Điếu Cày đến New York nhận giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế của CPJ. Không ai có thể cáo buộc là CPJ bị giật dây, bị chi phối hay được chi tiền. Cũng không thể nào chụp mũ họ là có ác ý với cộng đồng người Việt hay muốn ngăn cản cuộc tranh đấu cho tự do và dân chủ ở Việt Nam.

Năm 1993 CPJ công bố tài liệu “Silence in Little Saigon: Five Vietnamese-American Journalists Killed”. Bản báo cáo này trưng dẫn những thông tin ăn khớp với phim “Terror in Little Saigon” và cũng đi đến kết luận tương tự về nghi phạm. Theo tôi, trong một số khía cạnh thì bản báo cáo của CPJ còn “mạnh tay” hơn cả phim được PBS trình chiếu từ tuần rồi. Thực ra, phim “Terror in Little Saigon” phần lớn chỉ lập lại và triển khai thêm các thông tin đã được nêu lên trong “Silence in Little Saigon”. Xem tài liệu, trang 9-25:https://cpj.org/regions_07/americas_07/CPJ-SilencedReport.pdf.

Tôi mong rằng kiến thức này sẽ làm nguôi ngoai những thắc mắc về động cơ đằng sau phim “Terror in Little Saigon” để tất cả chúng ta còn tập trung năng lực vào những việc chính đáng, phải làm vì lương tâm và trách nhiệm.



Vấn đề lương tâm và trách nhiệm

Đối với khán giả người Việt, phim “Terror in Little Saigon” còn nhắn gởi một thông điệp thấm thía dù không hữu ý: Những nhà báo người Việt nghĩ sao, làm gì trước những cái chết thảm khốc của đồng nghiệp cùng giòng máu? Họ thể hiện ra sao những phẩm giá cao quý của chức nghiệp làm báo: Lòng yêu chuộng sự thật, lương tâm chức nghiệp, ý thức công lý, tình đồng loại và đồng bào?

Ở cuối phim, nhà làm phim tỏ ra ân hận vì đã không tìm được công lý cho những nhà báo người Việt bị sát hại. Các nhà báo người Việt liệu có chia sẻ cùng nỗi niềm ân hận ấy?

Cuốn phim đã được thực hiện. Dù có thể chưa đạt tiêu chuẩn hay kỳ vọng của nhiều người nhưng nó là chứng tích của sự dấn thân hành động. Các nhà báo người Việt sẽ dấn thân và hành động ra sao?

Có một số tờ báo, đài truyền thanh, đài truyền hình Việt ngữ đã chạy tin về cuốn phim hay phỏng vấn một số người liên can. Đó là bước khởi đầu khích lệ nhưng chưa đủ. Nạn nhân đâu phải người dưng nước lã mà là những đồng nghiệp cùng giòng máu, cùng thân phận tị nạn hay di dân. Việc đâu phải xảy ra ở Trung Đông hay Phi Châu mà ngay trong lòng cộng đồng chúng ta. Sự kiện đâu phải là chuyện nắng mưa đổi mùa mà là những cái chết vô cùng oan khiên và thảm khốc trước mũi súng của sát thủ chuyên nghiệp. Lẽ ra các nhà báo người Việt đã phải lay động cả xã hội và chính quyền để đòi công lý, đã phải nhập cuộc truy tìm nhân chứng và thủ phạm, đã phải phẫn nộ và không cho phép vấn đề chìm vào quên lãng. Lẽ ra họ đã phải đi trước cả CPJ, Frontline và ProPublica.

Nhưng trễ còn hơn không. Tôi mong rằng các nhà báo người Việt sẽ tiếp tục hành trình do những người không phải là người Việt đã mở ra.



Những việc phải làm

Nếu quả thực chúng ta là một cộng đồng của những người đi tị nạn vì lý tưởng tự do, nhân quyền, và công lý thì đây là lúc chúng ta nhất thiết phải chọn thái độ và phải hành động. Chúng ta không thể làm ngơ trước những tội ác đã xâm phạm đến tất cả các giá trị nhân bản mà chúng ta từng đeo đuổi cho chính mình và đang mưu cầu cho đồng bào và quê hương.

Có 3 việc mà chúng ta có thể và cần làm ngay:

1. Giới làm báo, cùng với nhau hay một cách riêng rẽ, mạnh mẽ lên án các hành vi sát hại và hăm doạ nhắm vào các nhà báo Việt Nam và bày tỏ quyết tâm bảo vệ quyền tự do báo chí ở mọi nơi, trong mọi cảnh ngộ.

2. Các tổ chức và đoàn thể trong cộng đồng và các nhà hoạt động nhân quyền người Việt đồng loạt áp lực chính quyền Hoa Kỳ mở lại hồ sơ điều tra các vụ sát hại các nhà báo người Việt trên đất Mỹ.

3. Một hay nhiều tổ chức người Việt, cùng với nhau hay một cách riêng rẽ, thành lập quỹ để trao giải thưởng cho những ai cung cấp thông tin dẫn đến thủ phạm.

Đấy là những việc phải làm vì lương tâm và trách nhiệm. Chúng sẽ làm sáng ngời lý tưởng của chúng ta về tự do, nhân quyền và công lý. Chúng sẽ thể hiện bản lĩnh của cộng đồng người Việt tị nạn sau 40 trưởng thành trong thế giới tự do, văn minh và nhân bản.

Cứ hành xử đúng với lương tâm và trách nhiệm thì tự khắc chúng ta sẽ nhận được sự nể trọng của quốc tế và lòng tin tưởng của đồng bào ở trong nước. Chẳng thế lực đen nào có thể bôi bẩn thanh danh của chúng ta, hoặc cản trở bước tiến của chúng ta trên hành trình đem lại dân chủ và tự do cho quê hương và dân tộc.
-Ba Cuộc Phỏng Vấn Và Hai Năm Phóng Vẩn

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Tuần báo Sống Ngày 151110
"Vùng Oanh Kích Tự Do"

Về Bọn Sát Nhân Cầm Máy Của PBS/ProPublica


* Hình ảnh năm xưa của Đại hội Chính nghĩa ở Virginia Ảnh do báo Sống thu thập được *

Trong một xứ của người câm thì người mù mắc bệnh điếc. Louis Scutenaire

Mọi chuyện khởi sự vào… mùng một Tết!


Mùng một Tết Ất Mùi 2015, hai nhà báo Mỹ là A.C. Thompson và Richard Rowley, mà khi đó chưa ai biết tên, liên lạc với người viết để xin phỏng vấn về cộng đồng người Việt 40 năm sau biến cố 1975. Dĩ nhiên là đồng ý “nhưng hãy để sau Tết đã”.


Sau đó, người viết mời họ dùng một bữa trưa tại Saigon Bistro để nói chuyện về cuộc phòng vấn. Rồi, hình như là mùng năm Tết, người viết này lại mừng rắn vào nhà xông đất!


Ba người đến tận nhà gắn đèn dựng phông để phỏng vấn. Chỉ vài phút sau, câu chuyện hết là những thành tựu của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Thí dụ như các gia đình ngư phủ Công giáo gốc Việt dạt qua Louisiana hay Texas sinh sống đã từng bị kỳ thị và hành hung như thế nào, rồi ngày nay con cháu họ sống ra sao, ai tốt nghiệp kỹ sư, bác sĩ, họ đã đóng góp những gì cho nước Mỹ?


Câu chuyện xoáy vào một vụ ám sát bằng máy của các nhà báo lưu manh, vì họ chỉ muốn người viết nói về những vụ ám sát của Mặt trận Hoàng Cơ Minh!


Người viết này đã ra khỏi tổ chức Mặt Trận từ năm 1991, và không liên hệ hay đồng ý với tổ chức Việt Tân sau đó. Nhưng khi còn ở bên Mặt Trận thì từng đã bị cơ quan FBI điều tra điều mẹ! Các nhà báo khoe là đã đọc hồ sơ đó của FBI và biết người viết này vô can, nhưng muốn hỏi thêm về chuyện khác.


Khi ấy, người khôn ngoan tất nhiên tắt đèn và giữ im lặng. Người viết này không thuộc diện đó! Đã tiếp tục trả lời mà còn tranh luận trong hơn hai tiếng đồng hồ bật máy vì thấy danh dự của dân tỵ nạn bị xúc phạm. A. C. Thompson gọi là không khí rất “tense” với một nhân chứng rất lạ. Rồi Tháng Chín trôi qua mà chưa thấy PBS/ProPublica đưa ra kết quả phóng sự như đã hứa hẹn.


Tháng Chín đó, họ quay về xin phỏng vấn lại. Lần hai là vào ngày 11 Tháng Chín, tại một khách sạn ở Costa Mesa. Cũng vẫn ba người với đầy đủ máy móc dụng cụ tân kỳ của nhà báo chuyên nghiệp.


Khi đó, họ khỏi cần biết về ông Hoàng Cơ Minh và chủ trương đấu tranh năm xưa của Mặt Trận, là từ bỏ khái niệm chiến tranh mà xoay vào việc đấu tranh để làm Việt Nam thay đổi.


Họ xoáy vào việc các nhà báo bị ám sát, việc Mặt Trận có được Mỹ yểm trợ hay không, v.v…. Họ còn đề nghị, như trong phim trinh thám, rằng người viết này sẽ được họ che giấu nhân dạng lẫn tiếng nói, để có thể nói thật. Sự thật thì chỉ có một, nên người viết nhận lời, xem họ muốn tìm đến đâu, để làm gì? Không khí đã có mùi của một vụ ám sát, một hit-job, nhắm vào một người đã chết.


Là ông Hoàng Cơ Minh!


Không đạt “mục đích yêu cầu” như chữ của người Hà Nội! Nên hôm sau A.C. Thompson gọi lại, báo rằng cả toán có thể hoãn chuyến bay để phỏng vấn lần ba. Thì cũng sẵn sàng chứ chẳng lẽ văng tục - hay quay bài bỏ chạy?


Sau đây là những gì người viết còn nhớ lại về ba cuộc phỏng vấn. Nhưng xin có ngay một ý kiến dù hơi chậm mà còn hơn không cho người khác: Nói chuyện với nhà báo loại này thì mình nên có máy ghi âm từ khi gặp mặt, và an toàn hơn cả là nên có luật sư. Hoa Kỳ là một nước pháp trị mà!


***


Vì sao ông tham gia Mặt Trận?





Từ bên Pháp qua, vào năm 1983, tôi được hai người bạn thân móc nối – nói tên ra là sẽ bị họ làm phiền, nhưng sự thật là nhà ngoại giao Phạm Dương Hiển và giáo sư Nguyễn Ngọc Bích - vì một người của Mặt Trận xin gặp là Đại tá Phạm Văn Liễu, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hải ngoại của Mặt Trận. Người viết nhận lời, từ San Francisco bay qua Washington D.C. gặp Phạm Văn Liễu.


Lần đầu gặp gỡ một Đại tá khét tiếng là ưa đảo chánh từ trước 1975, người viết đã hỏi: “Anh có nghĩ là sẽ thành công trong việc này không, và năm năm nữa thì sẽ làm gì, ở đâu?”


Đây là câu trả lời của Phạm Văn Liễu: “Tôi không như (thằng) Thiệu về hưu đi câu mà sẽ nắm lấy quyền!” Câu trả lời khiến người viết này giật mình và ngồi nghe ông Liễu kể lể về thành tích của ông, như vì cái mưu của nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến mà lại nhượng quyền cho các ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, v.v… nên hụt mất quyền.


Với người viết, chuyện ấy quá xa lạ và kỳ cục nên tôi nêu vấn đề với ông Liễu về tinh thần hung hăng của đoàn viên Mặt Trận khi ấy khiến nhiều người phật ý. Người viết này từ chối gia nhập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và cũng chẳng tham gia Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến khi ấy do Cụ Phạm Ngọc Lũy làm Chủ tịch. Nhưng vì lý tưởng, vẫn giúp họ tổ chức một đại hội chào mừng ông Hoàng Cơ Minh sẽ từ trong “chiến khu” ra.


Đó là Đại hội Chính Nghĩa tại khu vực Washinton D.C. mà người mình tại miền Đông có lẽ còn nhớ.


Chuyện này người viết không nói ra trong các cuộc phỏng vấn, nhưng có thể giải thích tâm lý của mình: khi tổ chức Đại hội Chính Nghĩa, hai người bạn là Phạm Dương Hiển và Nguyễn Ngọc Bích nêu vấn đề với Phạm Văn Liễu: “Sao các anh cứ dùng một người như Cao Thế Dung viết lách chửi bới thiên hạ khiến đồng bào Công giáo rất khó chịu về Mặt Trận?” Bạn tôi đã mất là Sứ thần Ngoại giao Phạm Dương Hiển thuộc một gia đình Công giáo thuần thành, ông Nguyễn Ngọc Bích thì vẫn còn. Câu trả lời của Phạm Văn Liễu khiến ông Hiển nổi giận khoác áo ra về: “Tôi dùng Cao Thế Dung như con chó để xủa những kẻ chống đối!”


Sau Đại hội Chính Nghĩa người viết mới lần đầu gặp riêng Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, cũng trong nhà Cụ Phạm Ngọc Lũy, và cũng lại câu hỏi về cái chí của một người muốn lãnh đạo một cuộc cách mạng: “Ông có tin là sẽ thành công không? Và năm năm nữa ông sẽ ở đâu, làm gì?”


Câu trả lời của ông khiến người viết là một chuyên gia kinh tế lại bỏ hết mà tham gia “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh”: “Tôi không tin là trong đời mình sẽ thấy Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ Cộng sản. Nhưng tôi thà chết trong rừng như một thảo khấu còn hơn làm một người tỵ nạn ở hải ngoại.” Một câu nói có tính chất tiên tri của bậc anh hùng. Ba năm sau, ông tử trận tại Hạ Lào.


Sau đó, người viết nhận lời của Chủ tịch Hoàng Cơ Minh làm Vụ trưởng Vụ Tuyên Vận trong Ban Chấp hành Tổng vụ Hải ngoại tại San Jose, với Phạm Văn Liễu là Tổng vụ trưởng.


Cả hai lời phát biểu của ông Liễu rồi ông Minh đều được người viết nói ra và yêu cầu các nhà báo Mỹ nên trích dẫn lại vì nói đến tâm hồn của hai nhân vật khác biệt.




Hoa Kỳ, Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và Phạm Văn Liễu




Trong các cuộc phỏng vấn, từ lần đầu qua hai lần sau, vai trò của Hoa Kỳ đã được họ nêu ra.


Người viết này giải thích như sau và nói đến nhân vật Richard Armitage. Trong cuộc chiến tại Việt Nam, khi ông Armitage còn là một sĩ quan Hải quân (hình như chuyên về tình báo), ông Minh đã có một hành động quả cảm và đầy rủi ro để cứu Armitage ra khỏi vùng lửa đạn khi ông bị quân Cộng sản bao vây và lâm nguy. Từ đó, giao tình giữa hai người sĩ quan Hải quân có những gắn bó mà ít ai biết. Vì vậy, khi ông Armitage có nhiệm vụ tại Đông Nam Á, cụ thể là Thái Lan, ông Minh có thể đã tiếp xúc và nhân một nhu cầu cục bộ của Hoa Kỳ về việc tìm kiếm các tù binh hay lính chiến Mỹ bị mất trong cuộc chiến tại Đông Dương, mà tương kế tựu kế dàn dựng việc kháng chiến.


Với người viết này, và ngược với lời khuyên của nhiều người có lòng, hành động đó là lý do chính đáng để mình gia nhập đấu tranh vì từ mấy chục năm nay, đây là người Việt Nam đầu tiên đã dám lấy những quyết định cho vận mệnh quốc gia mà không hỏi ý hay thậm chí xin phép Hoa Kỳ!


Sau Đại hội Chính nghĩa đã nói ở trên tại Virginia, và nhân dịp ông Minh ra hải ngoại, hai ông Minh và Liễu đã có gặp riêng ông Richard Armitage tại tư thất. Người viết là người lái xe và ngồi ngoài. Nhưng, đây là cảm nghĩ mà người viết có nói ra trong cuộc phỏng vấn: sau buổi gặp gỡ, trên xe trở về, ông Minh lặng thinh không nói gì. Ông Liễu thì thất vọng ra mặt.


Người viết này đoán ra kết qủa vì sau đó ông Liễu nói riêng rằng qua Armitage, ông biết Hoa Kỳ không yểm trợ và chẳng muốn dính dáng gì đến việc làm của Mặt Trận! Từ đấy, ông Liễu xoay chiều: "Không có Mỹ thì việc làm của ông Minh sẽ thất bại, chi bằng ta tính kiểu khác và ông (người viết này) sẽ là Như Phong, một cố vấn của tôi!" Diễn nôm na cho nhà báo Mỹ hiểu, Phạm Văn Liễu lại muốn đảo chánh Hoàng Cơ Minh và lập ra một tổ chức chẳng còn dính dáng gì với chiến khu của ông Minh.


Người viết này cự tuyệt một vụ đảo chánh khi đã hết chánh quyền, mà chẳng biết làm sao cho anh em hay chính ông Minh hiểu được sự thể nghiêm trọng ấy. Họ là sĩ quan trong quân đội cũ, từng sát cánh thành lập phong trào kháng chiến thì giao tình chắc là phải khắng khít lắm. Hậu quả là một vụ khủng hoảng trong nội bộ Mặt Trận và qua mấy tháng liền Phạm Văn Liễu gây sức ép: “Ông chẳng ham tiền, nếu còn cố bênh ông Minh, tôi sẽ cho tụi nhà báo dưới Orange County biết ông là cháu của trùm cộng sản Nguyễn Văn Linh!”


Chỉ vì là trong các phiên họp của Ban Chấp hành Tổng vụ Hải ngoại, Vụ trưởng Tuyên vận trình bày nhận định của mình về tình hình Việt Nam và nói đến một nhân vật khi ấy đang bị thất sủng, con trai còn bị phe bảo thủ ám sát, đó là ông Nguyễn Văn Linh. Đây là một người cộng sản thuần thành, “true believer” cho nhà báo Mỹ hiểu, tuyệt đối tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản. Nhưng ông ta vẫn có hy vọng trở lại khi Mikhail Gorbachev lên cầm quyền tại Liên Xô và nếu Hà Nội tiến hành cải cách theo chiều hướng của Nguyễn Văn Linh thì tình hình sẽ thay đổi và ảnh hưởng đến cục diện đấu tranh. Mà ông ta là bác ruột của người viết, thân mẫu là chị ruột của ông nội!


Giữa các “chiến hữu” với nhau, đây là loại thông tin bình thường. Nhưng trong tâm trí của một kẻ có tà ý thì đấy là điều có thể khai thác được! Sau đó, trong cả chục năm, người viết này lãnh thêm cái nón cối – là Việt cộng - của một người muốn làm lãnh tụ quốc gia….


Trong cả ba cuộc phỏng vấn kín hở, điều này đã được nói ra, nhưng không hề được các nhà báo Mỹ tường thuật! Một sự gian trá nối dài….



Đơn Vị K-9 Đầy Bí Hiểm




Cũng trong ba cuộc phỏng vấn, người viết này được A.C. Thompson và Richard Rowley hỏi về đơn vị bí mật K-9 mà họ trình bày như một đám sát thủ! Sự thật nó rắc rối hơn vậy….


Trong tổ chức của Tổng vụ Hải ngoại do ông Phạm Văn Liễu cầm đầu cho đến khi ly khai, tổ chức của Mặt Trận có các Khu Bộ, Xứ bộ hay Chi bộ hoạt động tại Âu Châu, Úc Châu hay từng tiểu bang Hoa Kỳ. Vào thời ấy, cộng đồng người Việt tại hải ngoại có nhiều nhân vật nổi tiếng ngày xưa tại miền Nam, như tầng lớp tướng tá hay các chính khách và nhân sĩ. Họ có thể ủng hộ Mặt Trận, nhưng một cách kín đáo thôi, và khó là đoàn viên của Mặt Trận tại địa phương, dưới sự điều động của một Chi bộ trưởng hay Xứ bộ trưởng chỉ là kỹ sư hay Đại úy lưu vong. Vì vậy, ông Liễu đề nghị lập ra một Khu bộ đặc biệt dưới bí danh K-9 do ông trực tiếp điều động mà không qua hệ thống tổ chức thông thường. Đó là Khu bộ K-9.


Người viết này rất thận trọng khi tránh nói về các bậc chức sắc của chúng ta trong hệ thống K-9 của ông Phạm Văn Liễu vì sợ họ sẽ lại bị các nhà báo này liên lạc và làm phiền!


Nhưng, các nhà báo Mỹ đã có hai năm chuẩn bị nên gặng hỏi về việc cựu đoàn viên Mặt Trận là Trần Văn Bé Tư đã xác nhận mình là đoàn viên của K-9 khi ám sát hụt ông Trần Khánh Vân! Người viết hoàn toàn không biết chuyện K-9 đã “thoát xác” như vậy vì chuyện ấy xảy ra sau khi ông Phạm Văn Liễu bị Chủ tịch Hoàng Cơ Minh cách chức và ly khai thành một tổ chức khác, nên ông Liễu muốn có một hành động biểu dương khí thế chống cộng.


A.C. Thompson và đồng bọn không hề nhắc đến chi tiết động trời này vì muốn chụp mũ ông Hoàng Cơ Minh và Mặt Trận của ông về việc sát hại các nhà báo!


Họ cũng không dám nói rằng khi K-9 của ông Phạm Văn Liễu muốn ra tay, đối tượng cái nhóm phiêu lưu này muốn chọn chính là… Nguyễn-Xuân Nghĩa. Về sau, sợ bị FBI điều tra về tội bắn Nguyễn-Xuân Nghĩa, nhóm người này mới nhắm vào các nhà báo “thân cộng”, kể cả Đỗ Ngọc Yến của tờ Người Việt, một bạn chí thiết của người viết này. Và cuối cùng thì Trần Khánh Vân lãnh đạn!


Kết luận khi ấy của người viết cho các nhà báo Mỹ: Phạm Văn Liễu ưa làm loạn, không coi trọng tự do tư tưởng, nhưng luộm thuộm (sloppy) nên chẳng làm ra chuyện gì. Khốn nỗi nhà báo đã có chủ đich. Họ làm nốt phần vụ còn lại là tạo ra một hình ảnh tồi tệ, hiếu chiến và hiếu sát, về cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa trong thế kỷ 21, tại Little Saigon!


Họ mất bao nhiêu tiền để có một “phóng sự ba xu” (nikelodeon) như vậy?


Người viết này xin trở về chuyện kế toán: người Việt hải ngoại gửi về nhà 14 tỷ đô la. Chế độ cộng sản chỉ dùng 1% của ngân khoản ấy – là 140 triệu một năm – cũng đủ sai khiến các doanh gia hay nhà báo Mỹ đã có sẵn thiên kiến về Việt Nam Cộng Hòa! Sẽ có ngày họ về Việt Nam để lại làm phóng sự về vụ Mỹ Lai mà bỏ qua Mậu Thân 1968 tại Huế…


Người viết này chỉ mong rằng cộng đồng chúng ta không mắc bệnh câm, điếc hay mù!




-Phim 'Terror in Little Saigon': Con trai Ðạm Phong lên tiếng
‘Ðừng để nhà báo chết oan’

Hà Giang/Người Việt
LTS - Phim tài liệu “Terror in Little Saigon” do phóng viên điều tra A.C. Thompson thực hiện, trình chiếu trên chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS, và phổ biến trên trang mạng ProPublica, tối ngày Thứ Ba, 3 Tháng Mười Một, gây xôn xao tranh cãi trong dư luận.

Người cho rằng thông tin trong phim không có gì mới. Người cho rằng các nguồn tin giấu tên thì không đáng tin cậy. Có người đặt câu hỏi tại sao cuốn phim lại ra đời vào lúc này, khi chuyện đã xảy ra hơn 30 năm. Ðặc biệt hơn, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, từng là thành viên cao cấp của Mặt Trận, người được phỏng vấn và xuất hiện trong phim, nói rằng “lời dẫn giải của phim bị bẻ quặt, cố tình tạo hiểu lầm.”
Ðể rộng đường dư luận, hôm 7 Tháng Mười Một, nhật báo Người Việt đăng tải ba bài phỏng vấn người trong cuộc, gồm phóng viên A.C. Thompson, người thực hiện phim, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, cựu vụ trưởng Vụ Tuyên Vận của Mặt Trận, và ông Hoàng Cơ Định, cựu vụ trưởng Tài Chánh của Mặt Trận.
Hai ngày sau khi những bài phỏng vấn nói trên được phổ biến, ông Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Nguyễn Ðạm Phong, chủ nhiệm tờ Tự Do, bị ám sát năm 1982, tại Houston, Texas, viết thư cho tòa soạn báo Người Việt.

Ông Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Nguyễn Ðạm Phong, trong một lần tiếp xúc với phóng viên A.C. Thompson, ProPublica. (Hình: Edmund D. Fountain/ProPublica)
Thư viết:
“Tên tôi là Nguyễn Thanh Tú. Tôi là một nhân vật trong phim Terror in Little Saigon. Mặt Trận cứ việc tha hồ phủ nhận rằng không hề biết có đơn vị K9. Tôi có thể nói với quý vị rằng gia đình tôi ngày nào cũng liên tiếp phải nhận những lời hăm dọa từ Mặt Trận...
...Cha tôi, Nguyễn Ðạm Phong, đã dành số báo Tự Do cuối cùng của ông để phơi bày sự gian lận của các lãnh đạo Mặt Trận. Ðiều trớ trêu là, nhiều người quay lưng với cảnh sát của thành phố Houston, và cơ quan FBI khi cha tôi bị ám sát vào năm 1982, rất có thể giờ đây đồng ý là quan điểm của bố tôi đúng. Vấn đề là, ông đã đúng, nhưng ông đi trước mọi người những 33 năm. Tôi là nhân chứng cho “sự thực” còn sống, chứ không phải những lời đồn đãi. Tôi từng tham dự những buổi gặp gỡ thành viên Mặt Trận với bố tôi và chứng kiến những chiến thuật họ sử dụng, từ mua chuộc đến hăm dọa.”
(Hết thư)
Ông Nguyễn Thanh Tú, năm nay khoảng 50 tuổi, kể lại diễn tiến dẫn đến sự việc thân phụ mình bị ám sát, những kỷ niệm với bố, và tâm tư của mình, trong cuộc phỏng vấn dưới đây, do ký giả Hà Giang thực hiện.

Nhà báo Nguyễn Ðạm Phong (phải) đứng đeo biểu ngữ phản đối Cộng Sản ở Houston, Texas, năm 1979. (Hình: Nguyễn Thanh Tú cung cấp)

Hà Giang (NV): 
Cảm ơn ông đã tin tưởng nhật báo Người Việt để chia sẻ tâm tư của mình. Trước hết, là một ký giả, chúng tôi muốn bày tỏ niềm đau xót trước sự việc các nhà báo thuộc thế hệ trước mình bị ám sát.
Nguyễn Thanh Tú: Tôi thấy có nhiều người bàn luận về vấn đề nhưng không nắm rõ sự kiện, như cụ cựu đại tá gì đó, nói trên đài truyền hình ở bên Cali. Cụ nói là Mặt Trận ra đời năm 1982, thì làm gì mà dính líu đến chuyện giết người từ năm 1981. Ở trong phim, ông Ðỗ Thông Minh, một trong những người sáng lập Mặt Trận, nói là nhóm này [Mặt Trận - NV] thành lập năm 1980, họ không thông báo gì cho đến năm 1982. Họ giết bố tôi Tháng Tám ngày 24 Tây, năm 1982. Cái ngày họ lập giấy tờ không quan trọng. Sự kiện lịch sử nó quan trọng hơn.
NV: Vâng, xin ông cho biết ông là người con thứ mấy trong gia đình, và gia đình ông qua Mỹ định cư năm nào?
Nguyễn Thanh Tú: Tôi là Nguyễn Thanh Tú, tôi là con thứ sáu trong gia đình mười người con của bố tôi, nhà báo Nguyễn Ðạm Phong. Gia đình tôi qua Mỹ năm 1975.
NV: Ông có thể nói sơ về sự nghiệp làm báo của thân phụ ông trước khi gia đình ông qua Mỹ định cư?
Nguyễn Thanh Tú: Bố tôi ngày xưa là một ký giả có tiếng tăm ở Sài Gòn. Ông viết với bút hiệu Ðạm Phong. Lúc đó ông làm cho tờ báo Trắng Ðen của Việt Ðịnh Phương, báo Tiền Phong, Chính Luận, Văn Nghệ Tiền Phong. Ông vào nghề viết báo đã rất lâu rồi, không phải là một “novice” [tay mơ - NV].
NV: Xem cuốn phim Terror in Little Saigon thì thấy ông có vẻ gần gũi với thân phụ. Trong thời gian bố ông bị ám sát, ông bao nhiêu tuổi? Ông còn nhớ những kỷ niệm làm báo với bố không?
Nguyễn Thanh Tú: 19 tuổi. Lúc đó tôi đi học, nhưng ngày nào cũng phụ bố tôi đi bỏ báo thành ra hay nói chuyện với ông. Tôi biết những người như ông Hoàng Cơ Minh, ông Phạm Văn Liễu là những người bố tôi biết từ Việt Nam. Biết qua, không phải thân, mà quen biết. Lần đầu tiên Mặt Trận mời bố tôi tới tham dự buổi gây quỹ. Bố tôi thấy đông lắm, rất là đông. Họ gây quỹ nhiều tiền lắm. Họ nói là họ hy vọng bố tôi sẽ viết một bài để khen họ. Ðể tôi giải thích sơ về cái thời đó. Người ta gọi là thời “cởi truồng chạy khắp phố.” Cuối thập niên 70s, đầu thập 80s có rất nhiều tổ chức chống Cộng ra đời. Muốn nổi bật thì phải có báo chí viết, để người ta tò mò, để tạo ra huyền thoại. Có điều, có thể lãnh đạo của họ thì biết bố tôi là ai, nhưng những người mời bố tôi viết họ không biết bố tôi là một nhà báo nhiều kinh nghiệm, họ tưởng là người mới ra nghề. Khi thấy họ gây quỹ được rất nhiều tiền, thì bố tôi hỏi các anh gây quỹ được nhiều tiền như vậy thì có sổ sách gì không, để cho những người ủng hộ họ biết tiền của họ đi đâu, làm việc gì không. Thì có người, tôi quên tên rồi, nói có chứ anh, có gì chúng tôi làm sổ sách rồi sẽ cho anh biết. Bố tôi lại hỏi vậy người kế toán, người giữ sổ sách tên gì. Lúc đó khi bố tôi hỏi, thì họ mới đưa tên này tên kia. Nhưng theo kinh nghiệm và trực giác của nhà báo thì qua cách trả lời của họ, bố tôi lúc đó trong bụng bắt đầu thấy nghi nghi.
NV: Rồi sau đó việc gì xảy ra?
Nguyễn Thanh Tú: Họ tiếp tục mời bố tôi đến ăn, mời ăn để phỏng vấn đó. Lần nào mời tới, họ cũng đối xử với bố tôi như một VIP vậy. Thức ăn đầy bàn. Nhưng mà bố tôi là nhà báo. Bố tôi thường hay nói, với người nhà báo, người ký giả, cái integrity [chính trực - NV] rất là quan trọng, không để bị compromised [tổn thương - NV]. Ông nói thôi bố con tôi ngồi bàn kia ăn được rồi, có bao nhiêu tiền thì kêu bao nhiêu thức ăn thôi. Họ cho người mang đồ ăn tới bàn, nhưng bố tôi từ chối, bố tôi không muốn bị tainted [hoen ố - NV]. Rồi từ từ bố tôi thắc mắc hỏi cách họ gây quỹ, thì họ mới đưa mấy tấm hình ra cho bố tôi coi. Họ nói mấy hình này là mấy hình chụp từ khu vực kháng chiến ở Việt Nam. Bố tôi nói cho tôi mang mấy tấm hình này về nhà. Về tới nhà bố tôi cầm hình lên ngắm kỹ, rồi chỉ cho tôi coi. Ông nói họ không biết bố là người kinh nghiệm, ở trong nghề lâu. Trong đám hình này, trước hết, mấy người lính trong rừng mà bộ đồ họ mặc quá sạch sẽ. Thứ hai, đằng sau lưng họ, cây cỏ này không đúng cây cỏ ở Việt Nam. Thứ ba, trong rừng cảnh không phải là như vậy. Thứ tư, chén dĩa giấy họ dùng bố tôi thấy dấu hiệu chén dĩa của Mỹ. Thứ năm, đi vào rừng mà có người mang Rolex. Sau đó, bố tôi gặp họ, nói, ờ mấy tấm hình này đẹp quá, chụp ở vùng nào ở Việt Nam. Họ nói mấy hình này chụp bên trong Việt Nam, và Mặt Trận đã chiếm được cứ điểm này, vị trí nọ ở Việt Nam rồi. Từ từ qua nhiều câu hỏi, thì họ nhận ra là bố tôi nghi họ rồi, thì họ bắt đầu tìm cách mua chuộc, rồi chuyển qua hăm dọa.
NV: Họ tìm cách mua chuộc và hăm dọa như thế nào, thưa ông?
Nguyễn Thanh Tú: Gia đình tôi lúc đó nghèo lắm. Mười đứa con. Hai bố mẹ đi làm, mấy đứa con cũng đi làm phụ, nhưng không có tiền. Bố tôi làm báo không có tiền. Làm báo mà, nghèo lắm. Nhưng bố tôi muốn làm báo để thông tin cho mọi người, để có tiếng nói cho người Việt Nam. Họ [Mặt Trận - NV] thấy vậy họ nói thôi để họ mua cho cái xe, hay là giúp tiền để làm báo. Ý họ là muốn bố tôi đừng hỏi những câu hỏi khó. Nhưng bố tôi từ chối. Và bố tôi tiếp tục viết, tiếp tục đặt những câu hỏi mà họ không trả lời được, hay trả lời không rõ. Thế là họ bắt đầu hăm dọa. Lúc đó không có ngày nào đêm nào mà họ không gọi điện thoại hăm dọa.
NV: Làm sao mà ông biết chắc chắn những người gọi điện thoại hăm dọa là người của Mặt Trận? Khi gọi hăm dọa, họ nói gì?
Nguyễn Thanh Tú: Chính tôi cũng nhiều lần nhận phôn. Họ nói rõ ràng, không giấu giếm. Họ nói họ là đại diện của Mặt Trận... giải phóng Việt Nam. Họ bảo nói cho bố tôi nghe nếu mà không ngừng, mà tiếp tục viết những bài có thể ảnh hưởng xấu tới Mặt Trận, thì bố tôi sẽ bị thủ tiêu. Ngày nào họ cũng gọi, gọi hoài. Nếu bố tôi không trả lời thì tôi trả lời. Tôi không trả lời thì mẹ tôi trả lời.
NV: Tôi muốn xác định một lần nữa là những người gọi điện thoại hăm dọa gia đình ông, họ tự xưng họ là Mặt Trận? Họ có xưng tên không?
Nguyễn Thanh Tú: Họ không giấu giếm. Họ nói họ là Mặt Trận, là đại diện cho Mặt Trận. Họ nói rõ ràng, không nói khéo gì cả. Họ không xưng tên, chỉ nói là người làm cho Mặt Trận, hay đại diện cho Mặt Trận. Bố tôi biết mà, biết là mình bị Mặt Trận dọa thủ tiêu. Khi gọi cho bố tôi, họ nói: “Nếu không dừng lại thì sẽ sắp là những giờ cuối cùng của đời mày.”
NV: Bố ông phản ứng ra sao sau khi bị hăm dọa?
Nguyễn Thanh Tú: Tôi nhớ một lần đi bỏ báo, bố tôi nhìn tới nhìn lui, dặn tôi, nếu có chuyện gì con phải chạy trước. Tại vì họ chỉ muốn bố chứ không muốn con đâu. Có những lúc tôi mang báo xuống mấy tiệm, họ mang cả chồng báo họ vứt vào thùng rác. Nhiều chỗ họ phải giấu báo đi, vì tờ báo Tự Do của bố tôi lúc đó rất là nổi tiếng. Nổi tiếng không phải là vì bố tôi viết hay, mà nổi tiếng là vì bố tôi cả gan dám nói những sự thật mà không ai dám nói, những tờ báo khác không dám nói. Vứt báo xong, thấy vẫn còn có người đọc, họ từ từ hăm dọa những người quảng cáo trên báo. Bố tôi tự bỏ tiền túi ra làm mà, cho nên không có quảng cáo vẫn tiếp tục làm. Trước khi làm những số báo cuối cùng, bố tôi bay thẳng qua Thái Lan để điều tra. Bố tôi qua tới Thái Lan mới khám phá ra sự thật. Tại ngày xưa bố tôi là phóng viên quốc tế, đi nhiều lắm, từng đi qua đó phỏng vấn mấy ông tướng, mấy ông làm lớn bên Thái Lan, chứ không phải chỉ ở trong Việt Nam thôi. Bố tôi qua đó thì mới biết cái trại mà họ nói có 10 ngàn quân, là chỗ ở Thái Lan chứ không phải ở Việt Nam. Chẳng những không có 10 ngàn người, mà chỉ có vài trăm người, mà trong đó còn có người Thái và người Lào đứng vào đó để chụp hình, để quay phim, để đem về quảng cáo. Bố tôi tìm được sự việc này, bay về, chuẩn bị cho ra một số báo để vạch trần những việc đó. Biết như vậy, Mặt Trận gặp bố tôi để hăm dọa một lần cuối.
NV: Trong lần người hăm dọa gặp mặt bố ông lần cuối cùng ở một nhà hàng ở Houston, buổi tối hôm đó ông có mặt không? Bị hăm dọa bố ông có sợ không?
Nguyễn Thanh Tú: Không. Nhưng nghe bố tôi kể thì họ đông lắm, khoảng mười mấy người. Hôm đó họ nói cho bố tôi một cơ hội cuối cùng. Chuyện hăm dọa với bố tôi là chuyện thường. Ông quen rồi. Nhưng bố tôi không ngờ họ dám cả gan như vậy. Tại vì ông nghĩ họ hăm dọa công khai như thế thì nếu họ giết ông, ai cũng sẽ biết là họ giết. Bố tôi hay nói cái câu nhà báo mình chỉ có nhau thôi. Nếu có chuyện gì xảy ra cho một nhà báo thì các nhà báo khác sẽ xúm vào bênh vực, lên tiếng. Chắc họ không dám giết.
NV: Sau khi bố ông bị ám sát thì báo chí Việt Nam có lên tiếng, có đưa tin không?
Nguyễn Thanh Tú: Lên tiếng rất nhiều. Báo chí Việt Nam lên tiếng rất nhiều. Nhưng vấn đề là không ai dám đứng ra tố cáo họ. Sau khi bố tôi bị giết, họ còn để lại mảnh giấy cảnh cáo là sau bố tôi là ai nữa sẽ bị giết.
NV: Tôi có thắc mắc này, thứ nhất, khi giết người xong thì người ta phải sợ bị bắt, tại sao họ lại dám để tờ giấy lại, khai chính mình là tổ chức giết. Thứ hai, tổ chức để tên lại có tên là Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation - VOECRN (Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Ðảng, vậy làm sao ông có thể cả quyết tổ chức đó chính là Mặt Trận?
Nguyễn Thanh Tú: Bố tôi bị giết xong là ai cũng biết ngay là Mặt Trận giết. Vì Mặt Trận dọa bố tôi ai cũng biết, họ vứt báo của bố tôi đi ai cũng biết. Nhưng mọi người ai cũng sợ, không ai dám lên tiếng tố cáo. Về việc tại sao họ dám nhận tội, những người này là những tay xạ thủ chuyên nghiệp. Họ không để lại dấu vết gì cả. FBI không lấy được dấu vết nào. Họ là chuyên nghiệp mà, cho nên rất khó có chứng cớ để mà buộc tội. Nhưng người mình dù biết, không ai lên tiếng, không ai làm chứng, vì ai cũng rất sợ.
NV: Mấy chục năm qua, trước khi phóng viên A.C. Thompson đến gặp ông để lật lại hồ sơ, ông sống với tâm trạng như thế nào?
Nguyễn Thanh Tú: Tôi có nói ra chăng nữa thì tôi không hiểu là chị hay mọi người có thấu hiểu được không. Cũng không biết dùng chữ gì tả được. Không có ngày nào mà tôi không buồn, không nghĩ đến bố, đến cái chết của bố tôi. Mỗi khi ai hỏi đến thì tôi lại buồn, lại thương bố. Vì tôi thấy bố tôi làm một việc tốt, không có hại gì cả. Tôi chỉ mong có một vài câu trả lời, rồi thôi. Vì tôi biết trong Mặt Trận một số người đã qua đời. Ông Hoàng Cơ Minh, ông Phạm Văn Liễu cũng mất rồi. Nhưng tôi muốn có câu trả lời để cho cái chapter này trong đời mình nó đóng lại, chị hiểu không? Tiếng Mỹ họ gọi đó là closure.
NV: Sau khi cuốn phim Terror in Little Saigon ra đời thì ông có cảm thấy có câu trả lời chưa, có được closure chưa?
Nguyễn Thanh Tú: Thưa chị chưa! Là tại vì mình chỉ biết là một đảng làm, nhưng không biết ai là người ra lệnh làm việc đó. Mặc dù ông kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa sau này ông ấy có nói là tôi có ngồi trong buổi họp mà họ bàn giết người này giết người kia đó. Ðối với tôi như vậy là mình biết rồi. Mà thật ra cũng đâu cần phải có ông A.C. làm cái phim này mình mới biết. Mình đã biết rồi, không cần thêm bằng chứng nào khác, vì ai cũng biết Mặt Trận họ là người hăm dọa sẽ thủ tiêu bố tôi. Nhưng làm sao mà có closure được chị. Khi nào biết đích xác ai là người giết, ai là người ra lệnh giết thì mới có closure được.
NV: Trước sự kiện FBI không có đủ bằng chứng để truy tố ai, ông có bao giờ có phút giây nào ngờ rằng người ám sát bố ông có thể không phải là người của Mặt Trận, mà là người của một nhóm quá khích nào đó không?
Nguyễn Thanh Tú: Không! Là vì mỗi khi hăm dọa, họ đều giới thiệu họ là người của Mặt Trận, và họ bảo tôi “nói bố cháu đừng phá nồi cơm của Mặt Trận.”
NV: Nhiều người sau khi xem phim Terror of Little Saigon tỏ ra thất vọng là vì cuốn phim điều tra này không đưa ra thêm được chứng cớ thuyết phục nào ngoài những gì FBI đã có. Ông có chia sẻ nỗi thất vọng đó của họ không?
Nguyễn Thanh Tú: Theo tôi nghĩ thì đây là một “cover up” của chính phủ. Họ có lý do của họ thời đó. Nhưng tôi nghĩ là từ từ rồi bắt đầu họ sẽ mở hồ sơ lại, vì có thêm chứng cớ mới. Vì một hồ sơ giết người thì không có ngày hết hạn.
NV: Ông muốn nói đến chứng cớ mới nào?
Nguyễn Thanh Tú: Khi ông Nguyễn Xuân Nghĩa lỡ miệng nói là ông ấy có tham dự một buổi họp mà Mặt Trận bàn chuyện ám sát, câu nói mà giờ đây ông chối là không nói, thì đó không chỉ là một chứng cớ, mà là một xác nhận là trong Mặt Trận có chuyện ám sát người.
NV: Nhưng ông Nguyễn Xuân Nghĩa phủ nhận là đã nói câu đó. Ông nói với nhật báo Người Việt trong một cuộc phỏng vấn rằng ông không hề nói như thế.
Nguyễn Thanh Tú: Giữa hai người, ông Nguyễn Xuân Nghĩa và A.C. Thompson thì tôi tin A.C. Thompson hơn. Vì ngoài ông A.C. còn có mấy người nữa cũng ngồi đó nghe câu ông Nghĩa nói. Mấy người đó họ nghe xong câu đó là họ lật đật báo cho boss biết liền. Vả lại, ông A.C. ông ấy là phóng viên, mấy người nghe cũng là phóng viên, là nhà báo, như nhà báo Hà Giang, như những nhà báo khác. Họ là nhà báo, họ cần gì phải nói dối, phải dựng chuyện? Danh dự và tiếng tăm của nhà báo nó quan trọng hơn chứ? Tại sao những nhà báo này phải hy sinh điều đó?
NV: Bây giờ nếu thủ phạm ra nhận tội, ông có tha thứ cho họ không?
Nguyễn Thanh Tú: Vâng, chỉ cần biết như vậy là đủ thỏa mãn rồi. Họ chắc cũng đã có gia đình, và họ phải sống với lương tâm của họ. Tôi tin là sớm muộn gì cũng có người đến khi họ gần đất xa trời, họ ăn năn hối lỗi, rồi họ sẽ nói ra thôi.
NV: Ông còn điều gì muốn tỏ bày nữa không?
Nguyễn Thanh Tú: Tôi mong ước những người đồng nghiệp của bố tôi sau này, những nhà báo trẻ, dám can đảm nói lên sự thật. Ðừng để cho những nhà báo bị giết bị chết oan ức. Tôi muốn nói ra những điều này không phải chỉ là vì bố tôi, mà nó liên quan đến tiếng nói của năm nhà báo đã bị ám sát, trong đó bố tôi chỉ là một.
NV: Cảm ơn ông.

-----------------
Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com


'Terror in Little Saigon,' sự thật ở đâu?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Chúng ta tiếp tục là nạn nhân của truyền thông Mỹ

Hoàng Cơ Định: A.C. Thompson thiếu công tâm

A.C. Thompson: Mọi bằng chứng đều chỉ về Mặt Trận

-Báo Mỹ đề nghị Thanh Niên loan tải thông tin vụ khủng bố của Việt Tân 05/11/2015 11:14

Trang tin điều tra ProPublica (Mỹ) ngày 4.11 đã gửi email cho Thanh Niên, đề nghị giúp loan tải thông điệp kêu gọi nhân chứng cung cấp thông tin các vụ ám sát nhà báo gốc Việt do nhóm K-9 của "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam", tiền thân của tổ chức phản động Việt Tân, thực hiện.


Người thân cố nhà báo Dương Trọng Lâm, một trong các nạn nhân của K-9, cho đến lúc này vẫn chưa biết danh tính kẻ giết hại em trai mình - Ảnh: ProPublica


ProPublica (Mỹ) là nơi phối hợp chương trình truyền hình nổi tiếng Frontline trình chiếu bộ phim tài liệu điều tra vào ngày 3.11 mang tên Terror in Little Saigon, nói về một nhóm sát thủ gốc Việt ở Mỹ biệt danh K-9 (của "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam", tiền thân của tổ chức phản động Việt Tân) đã thẳng tay sát hại các nhà báo, đốt trụ sở và hăm dọa những ai dám thách thức giấc mộng khơi mào lại chiến tranh VN.

Ngày 4.11 ProPublica đã gửi email cho Thanh Niên, đề nghị giúp loan tải thông điệp kêu gọi nhân chứng cung cấp thông tin các vụ ám sát nhà báo gốc Việt do nhóm K-9 thực hiện.

Theo clip chuyển tải thông điệp trên YouTube, nhà báo Adam Clay Thompson của ProPublica đã khẩn khoản kêu gọi: “Hãy giúp chúng tôi điều tra những vụ ám sát 5 nhà báo Mỹ gốc Việt”, và tìm câu trả lời cho nghi vấn: “Tại sao giới hữu trách Mỹ không giải quyết được việc này”.

Frontline và ProPublica muốn nhận thêm thông tin từ các nhân chứng và những nạn nhân trong các vụ khủng bố vào thập niên 1980. Địa chỉ liên lạc là getinvolved@propublica.org.


-
"Khủng Bố ở Little Saigon" - Chân dung của Mật Trận và đảng Việt Tân
"...Trần Nhật Phong » Đối với các anh em tranh đấu xã hội dân chủ trong nước, tôi không biết các anh em cảm nhận về tổ chức này như thế nào, nhưng ngay trong cộng đồng tôi sinh sống, thì họ không ảnh hưởng lớn gì về chính trị dòng chính ở Hoa Kỳ, hiện nay trên dưới 20 dân cử gốc Việt ở khắp Hoa Kỳ, kể cả những người có chức vị cao nhất cho đến thấp nhất, đều không phải là người của Việt Tân, thậm chí họ hoàn toàn tránh né không muốn có liên hệ gì đến Việt Tân..."









Tin liên quan:
» Xem tiếp


Tôi có nhiều bạn bè trong Việt Tân, trước đó thời còn làm cho đài Little Sài Gòn Radio, tôi vẫn thường xuyên phụ trách chương trình mỗi tuần một lần với 2 nhân vật của VT, là Đỗ Hoàng Điềm và bác sĩ Nguyễn Trọng Việt. Sau đó một thời gian, khi xảy ra vụ Trần Trường, tôi lại có dịp quen biết thêm Xuyến Đông, lúc đó nằm trong nhóm "Tuổi Trẻ Việt Nam" chưa là thành viên chính thức của VT, và cuối cùng sau này là cô bé Trinity Hồng Thuận. Tóm lại với những gì tôi quen biết các nhân vật này họ đều sinh hoạt dưới chiếc dù là Việt Tân, còn trước đó thuộc Mặt Trận của ông Hoàng Cơ Minh thì tôi không nắm rõ về những hoạt động của họ, vì tôi còn đi học thời điểm từ giữa thập niên 80.

Tuy nhiên kể từ khi bước chân vào sinh hoạt truyền thông từ đầu thập niên 90, tôi đã bắt đầu tìm hiểu về những gì xảy ra trước đó, nhất là sau cái chết của anh Lê Triết, tôi tự hỏi rằng " tại sao người ta có thể nhẫn tâm bắn chết một người chỉ vì nêu những ý kiến khác biệt" và khi tôi tìm hiểu những anh em tiền bối trong làng truyền thông, có một điều luật bất thành văn là họ ngại khi nhắc đến "Mặt Trận", một số khác kể cho tôi nghe về những cái "ác" mà họ cho là do "Mặt Trận" làm, nhưng khi tôi nói rằng sẽ ghi nhận chính thức bằng âm thanh hoặc hình chụp thì họ từ chối ngay. Cho đến nay sự thật vẫn chưa được phanh phui một cách rõ ràng, tuy không có bằng chứng rõ rệt về mặt pháp lý, nhưng tôi tin rằng, những vụ đe dọa, giết người thời điểm đó, ít nhiều đều có liên can đến "Mặt Trận".

Một nhân vật hiện đang sinh sống tại Oregon, tự nhận với tôi là thành viên của "Mặt Trận", ông bây giờ đã gần 70 tuổi, kể cho tôi nghe về những sinh hoạt của "Mặt Trận", điều mà ông ân hận nhất là người chiến hữu có tên thật là "Chiến", sau chuyến đi đến biên giới Lào - Thái Lan thì được "Mặt Trận" thông báo rằng, đã "anh dũng hy sinh", nhưng trước khi qua bên đó nhân vật tên "Chiến" đã tâm sự rất nhiều với ông về những khuất tất đằng sau những cái gọi là "kháng chiến" và nói rằng sau chuyến đi sẽ có quyết định khác, ông ân hận vì đã không cản người bạn của ông, và đó là chuyến đi cuối cùng.

THỜI "CỞI TRUỒNG CHẠY KHẮP PHỐ"

Tôi gọi là "cởi truồng chạy khắp phố", là vì thời điểm 70,80 có nhiều tổ chức chống cộng ra đời, do đó muốn nổi bật nhất thì phải có những "chiêu thức" khiến người ta tò mò và tạo huyền thoại, mục đích sau cùng là muốn người khác tin tưởng ở tổ chức của họ, và kết quả những huyền thoại, đồn thổi là :


1 - Sử dụng thành phần băng đảng để khủng bố những cơ sở thương mại nào không đóng góp tiền kháng chiến.

2 - Đe dọa, "bắt bí", thậm chí là blackmail những ai hoài nghi về tổ chức của họ, đặt biệt là cánh nhà báo, nhà văn.

3 - Sử dụng những tờ báo để đăng tin phóng đại về cuộc kháng chiến, nào là có 10,000 quân ở biên giới, nào là đã chiếm được cứ điểm này, vị trí nọ ở Việt Nam.

4 - Tạo huyền thoại cho nhân vật lãnh đạo, rằng ông thế này, ông thế kia, đang điều khiển trận địa.

5 - Gặp gỡ vài ông bà dân biểu thổ tả, rồi tạo ra huyền thoại một cách mập mờ rằng tổ chức này được chính phủ Mỹ yểm trợ.

6 - Mở vài tiệm phở từ tiền quyên góp của công chúng, rồi tri hô lên rằng cơ sở kinh tài của tổ chức có bạc triệu ( bạc triệu thời 70,80 nó trị giá bây giờ khoảng vài chục triệu)


Với những chiêu thức trên mà tôi gọi là chiêu thức "cởi truồng chạy khắp phố" để cho mọi người chú ý, và nó đã thành công, cho đến nay không ai biết được tổ chức này có bao nhiêu tài khoản ngân hàng, có bao nhiêu tài chánh. Nó vẫn là những lời đồn thổi, dư luận và không ai có bằng chứng ngoại trừ người trong gia đình họ Hoàng.

THỜI THẮT CÀ VẠT NÓI CHUYỆN LOBBY

Khi chính phủ Hoa kỳ xoay chiều về đối thoại nhiều hơn là sử dụng vũ lực, "Mặt Trận" cũng vội vã đổi thành "Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng", hay còn gọi tắt là Việt Tân, và gọi là "chủ trương tranh đấu bất bạo động". Bắt đầu từ thời thập niên 90, họ bỏ qua những ông già, hay những người thuộc thế hệ cũ, chiêu mộ người mới trẻ trung hơn, bằng cấp hơn và nói chuyện "trí thức" hơn. Họ bắt đầu đưa người vào nhiều tổ chức khác trong cộng đồng, dù chỉ là hội đồng hương, hay thuần túy là những tổ chức xã hội, rồi thậm chí cả những văn phòng của dân biểu (mặc dù kẻ làm việc lúc đó không bao giờ thừa nhận là VT) tạo ra hình ảnh thế lực của Việt Tân bao trùm cả cộng đồng. Nhưng rồi khi họ có mặt torng các tổ chức nói trên, thì sự phân hóa của tổ chức đó cũng bắt đầu theo tỷ lệ thuận, một hội đồng hương bị chẻ làm hai, làm ba, một tổ chức tôn giáo cũng phân hóa thành 2,3 nhóm, thậm chí nay cái gọi là ban đại diện cộng đồng thì cũng bị phân hóa thành 2,3 ban đại diện.

Tổ chức tổng hội sinh viên từ thập niên 80 được xem là trong sáng, sinh hoạt lành mạnh, nhưng kể từ đầu thập niên 2,000 trở về sau này, tổng hội sinh viên đã không còn là tổ chức được nhiều người yêu mến, các đời chủ tịch tổng hội đều bác bỏ họ là thành viên của Việt Tân, nhưng khi rời khỏi Tổng Hội sinh viên một thời gian thì người ta lại thấy họ chính thức là thành viên của Việt Tân, từ Nguyễn Văn Phú cho đến Lý Vĩnh Phong. Và tiêu cực cũng xảy ra, tiền bạc lem nhem, thậm chí có những cô cậu đã bị bắt về các tội biển thủ công quỹ, hay lem nhem tình ái với nhiều người và bị kiện về tội xâm phạm tình dục, một điều mà kể từ thập niên 80 chưa bao giờ xảy ra.

Bắt đầu từ 2003, khi phong trào dân chủ trong nước trở nên mạnh mẽ hơn, thì VT cũng bắt đầu mon men đến những nhân vật trong nước, phỏng vấn, tài trợ, tất cả đều với danh nghĩa " đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền". Mạnh bạo hơn, họ biết rõ những lắc léo của luật về ngoại giao, nên lâu lâu lại có chiêu thức gọi là "bị bắt tại phi trường' khi nhập cảnh Việt Nam, theo luật họ sẽ bị giam tối đa là 4 tháng, tuy nhiên nếu là công dân Hoa Kỳ, họ sẽ được đối xữ khác hơn với những người là công dân Việt Nam ở Việt Nam. Tuy luật là như vậy nhưng thông thường chỉ vài ngày, hoặc vài tuần là họ được thả ra như trường hợp của Mai Hữu Bảo, Nguyễn Quốc Quân. Thế là những nhân vật này lại trở thành "anh hùng" trong mắt của cộng đồng, trò này dường như đã bị phía Hoa Kỳ và Việt Nam biết rõ, nên hầu như vài năm trở lại đây họ không còn sử dụng nữa.

Bên cạnh đó là mở cái gọi là " lớp huấn luyện đào tạo" ở Thái Lan - Cam Bốt - Singapore, để chiêu mộ những người trong Việt Nam. Rồi đem hình ảnh của những dân biểu Hoa kỳ như Loretta Sanchez, hay John McCain để cho thấy "tầm ảnh hưởng" của họ với chính trường Hoa kỳ, thế là nhiều người trong VN tin ngay, tất cả đều có niềm tin rằng lỡ có bị bắt độ vài năm sẽ được thả ra, và sẽ có cơ hội lớn hơn bên ngoài nước Việt Nam.

Tôi gọi là thời "thắt cà vạt nói chuyện lobby" là vì họ không còn dám bạo động, hay có những trò như thập niên 70,80. Mà chỉ tạo ra một thứ huyền thoại khác, rằng họ đang có sự "ủng hộ ngầm" của chính phủ Hoa kỳ, dùng họ như một thứ đòn bẩy để thương thuyết với chính quyền CSVN. Kể từ thời chiến tranh VN kết thúc đến nay, nhiều người Việt Nam vẫn còn tâm lý ông Hoa kỳ luôn dùng chiêu thức gọi là cây gậy và cũ cà rốt, do đó việc dùng họ làm cây gậy đối với CSVN vẫn còn rất nhiều người tin.

KẾT LUÂN.

Cuốn phim Terror In Little Sai Gon dường như muốn ám chỉ tất cả những hành động tàn ác là do "Mặt Trận" làm, nhưng không có bằng chứng nào rõ rệt, tuy nhiên cuốn phim đã gây phản ứng ngược trong cộng đồng, vì người làm phim đã quá chú trọng vào sự kiện, mà bỏ qua những yếu tố khác về bối cảnh, thời gian, tâm tình của những người Việt sinh sống ở Hoa kỳ, khiến cho nhiều người cũng giống như tôi, cảm nhận cuốn phim đang mang một hình ảnh tiêu cực cho cộng đồng.

Bên cạnh đó là tổ chức chính trị Việt Tân, vẫn còn nhiều vấn đề trong quá khứ, với những gian dối (vụ ông Hoàng Cơ Minh chết), cách ứng xữ với chính những chiến hữu của họ, vấn đề quyên góp tiền bạc, không được giải quyết một cách rốt ráo hay thuyết phục, đã trở thành lực cản cho hoạt động của tổ chức này trong hiện tại và kể cả tương lai.

Đối với các anh em tranh đấu xã hội dân chủ trong nước, tôi không biết các anh em cảm nhận về tổ chức này như thế nào, nhưng ngay trong cộng đồng tôi sinh sống, thì họ không ảnh hưởng lớn gì về chính trị dòng chính ở Hoa Kỳ, hiện nay trên dưới 20 dân cử gốc Việt ở khắp Hoa Kỳ, kể cả những người có chức vị cao nhất cho đến thấp nhất, đều không phải là người của Việt Tân, thậm chí họ hoàn toàn tránh né không muốn có liên hệ gì đến Việt Tân.

Tuy nhiên dù không ưa, không thích Việt Tân, nhưng họ vẫn là một tổ chức hiện hữu trong cộng đồng và với một số tổ chức dân sự xã hội trong nước, do đó với tôi cũng không thích có thành kiến gì với Việt Tân, họ có hướng đi của họ, còn họ chinh phục được quần chúng hay có uy tín hay không, lại là một việc khác. Với tôi riêng trong cộng đồng Việt Nam, Việt Tân có làm nhiều việc tốt nhưng cũng có nhiều điều gây hại cho cộng đồng, và điều mà tôi cảm nhận được từ Việt Tân, điểm cuối cùng của họ cũng chỉ muốn được trở thành một đảng đối lập ở Việt Nam, để dành quyền quản lý đất nước, chứ không phải là một tổ chức tranh đấu cho bất công xã hội, tất cả những gì họ đang tranh đấu hiện nay, chỉ là phương tiện cho cái đích cuối cùng mà họ mong muốn, hơn nữa cái kiểu "gia đình trị họ Hoàng" cũng không thích hợp với cá nhân tôi và bạn bè, chấm hết.--
-



-'Khủng bố ở Little Saigon' tiết lộ gì? Bùi Văn Phú 6 tháng 11 2015

Nếu nghe tới chữ K-9 và Mặt Trận, những ai từng sống ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 chắc đang liên tưởng đến Mặt trận Giải phóng Miền Nam và một tổ đặc công ám sát.

Nhưng không.

K-9 ở đây được phóng viên điều tra A.C. Thompson nói đó là một nhóm đặc trách ám sát những nhà báo Việt ở Hoa Kỳ trong những năm từ 1981 đến 1990, còn Mặt Trận là tên tắt của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam được thành lập năm 1982 dưới sự lãnh đạo của cố Đề đốc Hoàng Cơ Minh.

Theo điều tra của Thompson K-9 là một cánh tay của Mặt Trận.

A.C. Thompson làm việc với cơ sở truyền thông ProPublica và chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS trong gần hai năm để thực hiện phóng sự về những vụ ám sát nhà báo gốc Việt tại Mỹ.

Thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh PBS tối thứ Ba 3/11/2015.

Những ai theo dõi sinh hoạt chính trị của người Việt tại Hoa Kỳ, kể từ khi cộng đồng này được thành hình sau cuộc di tản khỏi Việt Nam vào tháng 4/1975 sẽ không thấy phóng sự đưa ra được thêm bằng chứng cụ thể nào về cái chết của hai nhà báo Dương Trọng Lâm và Nguyễn Đạm Phong, chủ điểm của phóng sự.Image copyrightPBSImage captionKý giả A.C. Thompson trong phóng sự nói rằng K-9 thuộc Mặt Trận của cố Đề đốc Hoàng Cơ Minh và là nhóm đặc trách ám sát các nhà báo Việt ở Hoa Kỳ thời thập niên 1980
Ám sát các nhà báo hải ngoại

Qua phim và bài viết có cùng tên phổ biến trên mạng ProPublica, phóng viên Thompson dựa vào hai nhân vật ẩn danh để đưa ra kết luận K-9 đã giết Dương Trọng Lâm và Nguyễn Đạm Phong.

Người đầu tiên nhắc đến K-9 có giọng nói miền Nam. Người thứ nhì được phóng viên cho biết là cựu thành viên lãnh đạo của Mặt Trận đã xác nhận K-9 giết hai nhà báo nêu trên.

Trong khi thực hiện phóng sự, ký giả Thompson tìm cách phỏng vấn những nhân vật cột trụ của Mặt Trận như Phạm Văn Liễu, Hoàng Cơ Định, Trần Minh Công, Nguyễn Kim và Nguyễn Xuân Nghĩa nhưng đều bị từ chối.

Chỉ mình ông Nguyễn Xuân Nghĩa đồng ý trả lời phỏng vấn của Thompson.

Trong phim ông Nghĩa có nhắc đến những bài viết nhục mạ Mặt Trận của một số nhà báo, rồi những vụ ám sát, tấn công chính trị mà ông biết đến, nhưng ông không muốn bàn về những điều làm xấu hình ảnh cộng đồng.

Khi máy quay hình đã tắt, ông Nghĩa nhìn nhận rằng trong một buổi họp của Mặt Trận đã có những thành viên đòi ám sát một nhà báo ở Quận Cam nhưng ông đã khuyên ngăn không nên làm. Chi tiết này không được nhắc đến trong phim mà chỉ có trong bài báo.

Trong khi phim chú trọng đến cái chết của Dương Trọng Lâm tại San Francisco và Nguyễn Đạm Phong ở Houston, bài viết nhắc đến những vụ ám sát các nhà báo gốc Việt khác như Phạm Văn Tập (báo Mai) ngay giữa Quận Cam, Đỗ Trọng Nhân (nhân viên trình bày báo Văn Nghệ Tiền Phong), Lê Triết (bỉnh bút của Văn Nghệ Tiền Phong) và vợ ở Virginia. Đoàn Văn Toại, cùng cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Gia cư Trần Khánh Vân cũng bị bắn nhưng không chết.

Người bắn Trần Khánh Vân là Trần Văn Bé Tư đã bị bắt, ra tòa bị án tù 7 năm. Nói chuyện với Thompson, Bé Tư nói ông không là thành viên của K-9.

Johnny Nguyễn, cựu thành viên Mặt Trận nhưng vẫn coi Tướng Hoàng Cơ Minh như anh hùng, tình nghi là người giết Nguyễn Đạm Phong, bị điều tra bởi đại thẩm đoàn nhưng không bị buộc tội vì không đủ chứng cớ.
Image copyrightPBSImage captionÔng Nguyễn Đăng Khoa là cựu thành viên Mặt Trận hiện ở San Jose

Cùng khoảng thời gian từ 1981 đến 1990 còn hai vụ ám sát người Việt nữa nhưng Thompson không nhắc đến. Nhà báo Cao Thế Dung bị kẻ lạ bắn hụt tại nhà ở Virginia. Vợ chồng Nguyễn Văn Luỹ của Hội Việt kiều Yêu nước bị bắn trước nhà ở San Francisco, bà Luỹ chết còn ông bị thương.
Mặt Trận là kháng chiến giả và vi phạm pháp luật?

Dù được cung cấp nguồn tài liệu, qua những hồ sơ đã được giải mật, thiên phóng sự của Thompson chỉ xác nhận một số điều mà nhiều người Việt đã biết qua báo Việt ngữ từ thập niên 1980, đặc biệt là các bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại của Đinh Thạch Bích, Tự Do của Nguyễn Đạm Phong và Văn Nghệ Tiền Phong của Nguyễn Thanh Hoàng là những báo đã có nhiều bài viết phê phán, chỉ trích Mặt Trận là kháng chiến giả.

Thí dụ như chuyện ông Hoàng Cơ Minh, dưới danh tính một người Nhật, đi Thái Lan, để rồi qua Lào tìm kiếm người Mỹ mất tích từ chiến tranh Việt Nam trong kế hoạch của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Nay phim đưa ra tài liệu là bản sao đơn xin nhập tịch của ông Hoàng Cơ Minh mang tên người Nhật.

Hay chuyện căn cứ kháng chiến chỉ ở trên đất Thái, không phải trong nội địa Việt Nam như Mặt Trận đưa tin trên báo Kháng Chiến, và được sự yểm trợ của tình báo và các tướng Thái Lan. Trong phóng sự có phỏng vấn một tướng Thái và ông xác nhận điều này.Image copyrightPBSImage captionÔng Trần Văn Bé Tư bị tù 7 năm vì tội mưu toan ám sát cựu quan chức Việt Nam Cộng hòa Trần Khánh Vân vì ông Vân cổ vũ cho đối thoại với Hà Nội. Ông Tư không nhận mình thuộc nhóm K-9

Thompson cũng tới biên giới Thái-Lào phỏng vấn một người đã nhiều lần hướng dẫn ông Minh và thành viên của nhóm vượt qua biên giới.

Hay chuyện những thành viên Mặt Trận đi theo và nói rằng ông Minh đã giết họ, trong đó có người mang quốc tịch Mỹ, như thế là một tội hình sự đáng bị truy tố trước tòa án Hoa Kỳ.

Phóng sự cũng nhắc đến chuyện lãnh đạo Mặt Trận là những công dân Mỹ dùng tiền để mua vũ khí với âm mưu lật đổ chính quyền một nước khác, tức chính quyền Hà Nội, là vi phạm luật Hoa Kỳ và cần bị truy tố.

Nhưng khi A.C. Thompson đưa những sự kiện, từ ám sát nhà báo, mua bán vũ khí chuyển qua Thái Lan, đến những cái chết ở biên giới Thái-Lào hỏi giới hữu trách Mỹ thì hầu như chỉ nhận được sự im lặng hay từ chối thảo luận.

Phóng sự truyền hình cũng như bài báo cho rằng Mặt Trận và chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan đã có những việc làm vi phạm luật pháp Mỹ. Qua “Terror in Little Saigon” Thompson cho là đã tìm ra một số manh mối về những vụ giết nhà báo gốc Việt và nhìn rộng ra liên quan đến việc làm mờ ám của chính quyền Mỹ thời đó.
Vụ án Dương Trọng Lâm

Hồ sơ về Dương Trọng Lâm
Hè 1980 cho ra tờ báo Cái Đình Làng
Bị bắn chết 7/1981
Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Đảng gửi thư cho AP tự nhận đã thực hiện vụ giết Dương Trọng Lâm ngày 21/7/1981
Sở cảnh sát San Francisco không tìm ra manh mối và kết luận vụ án mạng liên quan đến tiền bạc, không mang mầu sắc chính trị
Cho đến nay chưa có bằng chứng cụ thể để truy tố một nghi can nào trong các vụ giết những nhà báo gốc Việt, trong đó có Lâm
Phóng sự của PBS phát 3/11/2015 dẫn lời hai nhân chứng nói K-9 đã thực hiện vụ án sát Lâm và Nguyễn Đạm Phong

Thực hiện phóng sự này, ký giả A.C. Thompson muốn Hoa Kỳ mở lại những cuộc điều tra. Nhưng các giới chức trách không quan tâm vì hồ sơ đã đóng và nằm trong hộp lưu giữ từ 20 năm qua.

Qua sự kiện phóng sự điều tra “Terror in Little Saigon” được tung ra, tôi có bàn luận với nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, là người đã sống và tham gia sinh hoạt cộng đồng người Việt vùng San Jose và San Francisco từ bốn mươi năm qua.

Chúng tôi nhắc lại cái chết của Dương Trọng Lâm vào tháng 7/1981 là một sự kiện làm rúng động cộng đồng.

Lúc đó tôi hoạt động sinh viên tại Đại học Berkeley, thường tổ chức biểu tình, hội thảo về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam nên có một bác ở San Jose gọi điện thoại lên nói tôi nên cẩn thận khi ra đường, đừng đi một mình, vì có thể bị cộng sản trả thù.

Ông Vũ Văn Lộc, cựu Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa, kể rằng bố của Dương Trọng Lâm là Trung tá Dương Văn Lạng làm việc dưới quyền ông. Theo lời ông Lộc, Lâm bướng bỉnh và rất khác thân phụ về quan điểm chính trị.

Lâm tốt nghiệp Đại học Oberlin ở Ohio, có lúc làm việc tại Trung tâm Định cư Đông Nam Á ở San Francisco dưới thời ông Michael Huỳnh – người mới qua đời tại Sài Gòn.

Sau đó Lâm đứng ra mở Trung tâm Phát triển Thanh Thiếu niên Việt và qua cơ sở này, vào mùa hè 1980 Lâm cho ra tờ báo Cái Đình Làng với chủ trương “vũ trang tư tưởng để khơi động chống mọi áp bức.”

Thời đó, sinh viên du học có quan điểm ủng hộ Hà Nội vẫn hoạt động tuyên truyền quanh vùng San Francisco và thường đem báo Thái Bình, của Hội Việt kiều Yêu nước tại Mỹ, và Cái Đình Làng bỏ vào hộp thư của tôi ở trước cửa ký túc xá và gửi đến cho nhiều gia đình người Việt.

Sau khi bắn Dương Trọng Lâm, một tổ chức có tên là Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Đảng (A.C. Thompson tìm thấy trong hồ sơ FBI với ký hiệu VOECRN) gửi thư từ Las Vegas đến văn phòng hãng thông tấn AP ở New York cho biết nhóm đã thực hiện vụ giết Dương Trọng Lâm ngày 21/7/1981.

Lúc đó chưa có Mặt Trận. Năm 1982 mới có phóng sự trên đài truyền hình CBS mang tên “HCM Trail”, ý so sánh với Ho Chi Minh Trail thời chiến, nói về Mặt Trận của Tướng Hoàng Cơ Minh và năm 1983 với hàng loạt Đại hội Chính Nghĩa chào đón tướng Minh từ chiến khu trở ra.
Image copyrightPBSImage captionÔng Johnny Nguyễn bị điều tra nhưng không bị truy tố trong vụ ám sát nhà báo Nguyễn Đạm Phong vì không đủ bằng chứng

Thám tử Hendrix và Sanders của Sở cảnh sát San Francisco không tìm ra manh mối và kết luận vụ án mạng liên quan đến tiền bạc, chứ không mang mầu sắc chính trị.

Thực ra lúc đó cũng đang có tranh giành quyền lợi tài chánh qua các dịch vụ chuyển tiền và gửi hàng về Việt Nam giữa các tổ chức Việt kiều Yêu nước ở Mỹ và Canada và Lâm có thể là nạn nhân của những tranh chấp này.

Cựu Đại tá Vũ Văn Lộc cho biết Dương Trọng Lâm được chôn ở nghĩa trang Los Gatos gần San Jose. Sau các cụ biết được nên phản đối vì thế gia đình đã bốc mộ của Lâm đem đi nơi khác.

Cho đến nay chưa có bằng chứng cụ thể để truy tố một nghi can nào trong các vụ giết những nhà báo gốc Việt.

Tuy nhiên, phóng sự “Terror in Little Saigon” đưa ra kết luận rõ ràng là K-9, một cánh tay của Mặt Trận đã giết Dương Trọng Lâm và Nguyễn Đạm Phong.

Nếu Mặt Trận coi đây là một sự vu khống về những hành động khủng bố, ông Vũ Văn Lộc cho biết Mặt Trận có thể kiện ký giả A.C. Thompson, cơ sở truyền thông ProPublica và đài PBS ra tòa.

Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, nếu còn kéo dài qua đến Mỹ như một số nhà báo thường nhận định khi viết về sinh hoạt chính trị cộng đồng Việt, thì chắc còn phải chờ thời gian lâu mới biết thủ phạm đứng sau những vụ ám sát là ai.

Và cũng có thể không bao giờ tìm ra được vì cuộc chiến Việt Nam trước đây là một cuộc chiến với nhiều cái chết đầy bí ẩn.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.

Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam là tiền thân đảng Việt Tân hiện nay. BBC Tiếng Việt đã phỏng vấn nhà báo A.C. Thompson và ông Hoàng Tứ Duy (người phát ngôn của đảng Việt Tân), mời quý vị đón theo dõi trong bài sau.


Bùi Văn Phú - 'Khủng bố ở Little Saigon' tiết lộ gì? - BBC
Không phải chỉ có CSVN độc quyền ám sát khủng bố! - Ngô Văn Hiếu
'Terror in Little Saigon,' sự thật ở đâu? - Người Việt
A.C. Thompson: Mọi bằng chứng đều chỉ về Mặt Trận - Người Việt
Thông báo của đảng Việt Tân. - Việt Tân
Nguyễn Xuân Nghĩa: Chúng ta tiếp tục là nạn nhân của truyền thông Mỹ. - Người Việt
Hoàng Cơ Định: A.C. Thompson thiếu công tâm - Người Việt--
Ngày 4-11-2015
Kính gửi:
Raney Aronson-Rath, Giám Đốc Frontline
David Fanning, Sáng Lập Viên và Tổng Giám Đốc Frontline
Andrew Metz, Chủ Biên Frontline
Stephen Engelberg, Tổng Biên Tập ProPublica
Michael Getler, Giám Sát Viên PBS
A.C. Thompson, Phóng Viên
Tiêu đề: Thư Ngỏ đến Frontline/ProPublica về chương trình “Khủng bố tại Little Saigon”
Thưa các Chủ Bút của Frontline và ProPublica:
Tôi ghi nhận nỗ lực đáng quí của nhóm tường thuật để soi rọi những vụ sát hại ký giả người Mỹ gốc Việt chưa tìm ra hung thủ. Nhưng quý vị không thể giải quyết một sự việc bất công – tức sự sát hại không thể tha thứ các ký giả trong thập niên 1980 - bằng cách tạo ra một bất công khác. Khi viết chỉ để tạo sản phẩm hấp dẫn, dòng nội dung của phóng sự điều tra này có vấn đề.

Tôi viết thư này để mong quí vị hãy duy trì tính chính trực trong biên tập và chuẩn mực của Public Broadcasting Service bằng cách rút lại chương trình “Khủng Bố tại Little Saigon” đã phát hình và đăng trên trang web của quý vị ngày 3/11/2015. Tôi cũng kêu gọi Frontline và ProPublica duyệt xét lại việc cho phép đăng tải những quy kết không căn cứ.
Cho tôi xác nhận rõ: “Mặt Trận” (cũng được gọi là "the Front" trong chương trình) không hề có chính sách dùng bạo lực để bịt miệng những người chỉ trích. Tổ chức chúng tôi không bao giờ có một đội sát thủ hay một danh sách ám sát.
Mặt Trận được thành lập từ sự kết hợp của nhiều nhóm người Việt trong cộng đồng hải ngoại và tại Việt Nam. Liên minh này bao gồm các sinh viên Việt Nam du học trong thời chiến tranh, những người tỵ nạn chính trị trốn chạy độc tài cộng sản, và những người đối kháng còn ở Việt Nam. Mục tiêu của Mặt Trận là huy động người dân Việt Nam vào một cuộc đấu tranh quần chúng để có tự do chính trị.
Vì ước vọng cho một nước Việt Nam tự do, Mặt Trận thu hút được sự ủng hộ mạnh mẻ từ cộng đồng người Việt hải ngoại và chính giới tại nhiều quốc gia. Suốt nhiều năm qua, thành viên Mặt Trận đã đóng góp vào việc xây dựng các cộng đồng người Việt khắp thế giới. Cho đến nay, nhiều thành viên vẫn tiếp tục cổ võ cho nhân quyền tại Việt Nam.
Tổ chức mà tôi đại diện — Việt Tân, một đảng của người Việt đấu tranh cho dân chủ — được sáng lập bởi những người lãnh đạo đầu tiên của Mặt Trận. Trong số thành viên đa dạng của chúng tôi hiện nay có những nhà hoạt động trong nước, có những thành viên lớn tuổi từng hoạt động trong Mặt Trận trước đây, và có thế hệ thứ nhì tiếp tục đeo đuổi nỗ lực tranh đấu cho một Việt Nam tự do.
Điều mà tôi thấy không ổn – và kêu gọi giám sát viên của PBS xem xét – là toàn bộ chương trình này dựa trên lập luận sai lạc. Đó là chỉ vì các ký giả này từng chỉ trích Mặt Trận mà tổ chức này phải chịu trách nhiệm về các vụ giết hại. Phóng sự điều tra này được xây trên toàn những giả thuyết và trình bày méo mó.
Tôi kêu gọi quí vị xem xét những điểm sau đây:
1. Dựa vào lời đồn đãi và cái gọi là chứng cớ mới
Tài liệu quảng cáo bảo rằng có năm cựu thành viên Mặt Trận ám chỉ tổ chức này liên can đến vụ sát hại. Nhưng trong số năm người được phỏng vấn, người duy nhất bảo rằng Mặt Trận có dính đến việc sát hại lại là một nguồn ẩn danh. Mặc dù chương trình này không có khả năng xác định tính xác thực của người nói, lời thú nhận của ông ta vẫn được xem là “chứng cớ mới.”
Phóng sự sau đó rút kết luận từ bốn nguồn khác, đưa lời đồn ra như dữ kiện.
Ông Nguyễn Đăng Khoa tuyên bố rõ trước ống kính là ông không biết gì về K-9. Lời phủ nhận được nghe rõ bằng tiếng Việt nhưng không dịch ra trên màn hình.
Ông Trần Văn Bé Tư chỉ tham gia Mặt Trận một thời gian ngắn và bị trục xuất năm 1984 vì quan điểm của ông quá cực đoan. Các câu trả lời của ông về K-9 là những tuyên bố vô căn cứ của một người chưa hề thuộc về K-9. Thompson hỏi ông ta: “Gia đình Đạm Phong nghĩ là Đạm Phong vì chỉ trích Mặt Trận thế mà bị giết. Điều đó có chính xác đối với ông không?” Câu trả lời của Trần Văn Bé Tư là một lời đồn: “Tôi nghe như thế.”
Ông “Johnny” Nguyễn Văn Xung liên tục khẳng định ông ta không biết gì về việc Mặt Trận dính líu đến việc sát hại những người chỉ trích.
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã nhiều lần phủ nhận lời cáo buộc về bạo hành bất kể nỗ lực của A.C. Thompson cố “dí ông” qua nhiều giờ phỏng vấn. Ấn bản trên web bảo rằng ông Nghĩa, phát biểu khi không quay phim, có biết những cá nhân trong Mặt Trận nghĩ đến chuyện dùng bạo lực. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã lên tiếng sau đó rằng lời ông đã bị kể lại sai lệch.
Phóng sự cho rằng Mặt Trận đeo đuổi một chính sách dùng bạo lực chống lại giới chỉ trích, nhưng họ chẳng tìm ra hay trưng ra tài liệu nào của Mặt Trận ra lệnh tấn công như vậy.
Ấn bản trên web nói rằng các điều tra viên “tin là Mặt Trận đã gửi ra những bản thông báo nhận trách nhiệm về các vụ phạm pháp.” Nhưng bản “thông báo” duy nhất được ký bởi một nhóm khác, gọi là VOECRN. Phóng sự cũng nói rằng FBI “đặt giả thuyết” có thể có mối liên hệ giữa VOECRN và Mặt Trận. Nhưng nhóm tường thuật dù không có chứng cớ gì vẫn chấp nhận giả thuyết đó như một dữ kiện thật.
Cả phóng sự này lẫn FBI đều không có bằng chứng gì về Mặt Trận vi phạm các tội này. Mặc dù đây là mong muốn tốt của phóng viên muốn tìm cho ra sự thật đằng nhau những bất công, nhưng sự quy kết vô căn cứ về Mặt Trận dính tới các vụ giết hại vẫn là thái độ thiếu đạo đức nghề nghiệp của ngành ký giả.
2. Thực tế về đơn vị K-9
Phóng sự cho rằng Mặt Trận điều hành một đội ám sát, bao gồm thành viên từ mỗi phân bộ. Nhưng lại không trưng dẫn một chứng cớ, tài liệu, mệnh lệnh, hoặc dữ kiện nào để minh chứng cho cáo buộc này.
Ông Thompson dường như không hiểu hoặc cố tình lờ đi nguồn gốc của tên gọi K-9, đã khiến khán giả tự liên tưởng đến các ý nghĩa của từ này trong tiếng Anh.
Mặt Trận quả thật có một phân bộ đánh số là K-9 nhưng sự thật lại rất thường tình. Vì là một tổ chức của quần chúng, Mặt Trận có phân bộ khắp nơi trên thế giới. Mỗi phân bộ được đánh số theo khu vực địa dư: "Khu" trong tiếng Việt nghĩa là "vùng". Các chi nhánh bên Hoa Kỳ thuộc Khu 1, bên Canada là Khu 2, bên Âu châu là Khu 3, v.v. Riêng Khu 9 (viết tắt là K-9) bao gồm những thành viên sống rãi rác ở những nơi không có cộng đồng người Việt hoặc chưa chính thức trực thuộc vào một phân bộ nào. Cũng như mọi khu bộ khác, thành viên của K-9 giúp huy động quần chúng, quảng bá tin tức, và hỗ trợ cho phong trào.
Tóm lại, Mặt Trận không bao giờ có một đội sát thủ và “K-9” đơn thuần chỉ là một phân bộ trong tổ chức.
3. Cốt chuyện đã định trước của phóng sự này
Cốt chuyện sai lạc này dám tự tin bảo rằng “Mục tiêu tối hậu của Mặt Trận là khởi động lại cuộc chiến tranh Việt Nam.” Trong phóng sự, những người Việt yêu nước bị đẩy lùi thành những cựu chiến binh đầy thù hận chỉ muốn kiếm lại địa vị xã hội đã mất. Đây là sự bóp méo trắng trợn về động cơ của rất nhiều nhà hoạt động. Lối mô tả đầy khinh thường về người Mỹ gốc Việt tràn lan khắp phóng sự và tạo hình ảnh ác ôn về những người mưu tìm tự do cho Việt Nam.
Cốt chuyện này càng đầy gượng ép nếu nhìn kỹ trường hợp đầu tiên của năm ký giả bị sát hại, ông Dương Trọng Lâm bị giết vào tháng 7 năm 1981. Mặt Trận chưa hoạt động tại Hoa Kỳ cho đến năm 1982.
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa – một “lãnh đạo thượng tầng” của Mặt Trận xuất hiện trong phóng sự – phủ nhận những cáo buộc về sát hại. Vậy mà A.C. Thompson vẫn thuật lại: “Khó mà cột ông Nghĩa vào điểm nào, nhưng đến lúc này thì tôi đã thấy đủ tài liệu và phỏng vấn đủ các cựu thành viên Mặt Trận để biết tổ chức này có một đội ám sát.”
Người phóng viên xác nhận là họ không làm phỏng vấn để thu thập thông tin, mà để tìm những phát biểu hậu thuẫn cho một cốt chuyện đã định sẵn.
4. Thành kiến văn hóa
Đi xa hơn tài liệu quảng cáo với những hình ảnh và ngụ ý giật gân (“Khủng bố tại Little Saigon”, “Cuộc chiến cũ nơi đất nước mới”), chương trình bộc lộ một sự xuyên suốt về thành kiến văn hóa đối với cộng đồng người Việt. Việc mô tả đây là một cộng đồng chỉ ngụp lặn trong quá khứ là hành động mang tính sĩ nhục và cho thấy nhóm phóng viên không đủ khả năng tinh tế cần thiết, dù mất đến hai năm nghiên cứu.
Ông Thompson mô tả các buổi lễ tưởng niệm là “cảnh siêu thực” và tàn dư của “văn hóa người Mỹ gốc Việt hôm nay”, tưởng chừng như việc hát hùng ca và việc cựu chiến binh mặc quân phục là chuyện đặc thù trong cộng đồng người Việt. Ông còn mô tả không khí các buổi lễ “đầy sự tự hào và nỗi tức giận, cay đắng, phản kháng dai dẳng.” Người ta sẽ không dùng những từ ngữ như thế để mô tả những nghi thức trong Ngày Tưởng Nhớ Liệt Sĩ hay Ngày Cựu Chiến Binh để vinh danh các cựu quân nhân Hoa Kỳ.
Người phóng viên tán đồng coi như thật những nhận xét thiên lệch mà cựu phóng viên báo LA Times Claudia Kolker lập đi lập lại, rằng lãnh đạo Mặt Trận muốn “tiếp diễn chiến tranh”, trong khi đó ông ta lại bỏ qua lời phát biểu của lãnh đạo Mặt Trận Nguyễn Xuân Nghĩa rằng tổ chức này “cố gắng tạo đổi thay tại Việt Nam.” Đây là một trong năm, bảy thí dụ trong phóng sự mà quan điểm của người không phải Việt Nam mới được coi như có tiếng nói có thẩm quyền (mặc dù chính nhóm tường thuật chê trách FBI thiếu chuyên gia văn hóa và ngôn ngữ để hiểu cộng đồng).
Trong khi đó, tại ấn bản trên web, phóng viên mô tả những cộng đồng người Việt thời đầu là “khao khát phục thù” và mô tả người sáng lập Mặt Trận đã “[nhận ra] sự khao khát” và “lên kế hoạch để thỏa mãn khao khát đó.” Hình ảnh châm biếm về sự man dại và cơ hội chủ nghĩa này là một sỉ nhục đối với giới hoạt động dân chủ và nhân quyền khắp nơi.
5. Dữ kiện từ vụ kiện phỉ báng 1994
Như loại chuyện truyền thuyết, những lời đồn về Mặt Trận cũng chỉ xuất phát từ vài nguồn “chính” nhưng sau được loan truyền, dùng làm dẫn chứng qua lại, rồi được tạo ấn tượng như đó là quan điểm của nhiều người. Vào năm 1993, ba thành viên cao cấp của Mặt Trận (các ông Hoàng Cơ Định, Trần Xuân Ninh và Nguyễn Xuân Nghĩa) đã kiện ba cá nhân liên can trực tiếp tới việc loan truyền những cáo buộc sát hạt. Đó là ký giả Cao Thế Dung, tác giả Vũ Ngự Chiêu, và chủ nhiệm báo Nguyễn Thanh Hoàng.
Trước tòa vào tháng 12/1994, ông Cao Thế Dung nhìn nhận đã dùng ba bút danh khác nhau (cùng với tên thật của ông) để viết chi tiết về cái ông cho là kế hoạch của thành viên Mặt Trận ám sát các ký giả trong cộng đồng. Trước khi bị vạch ra Cao Thế Dung là tác giả duy nhất của các bài viết này, ông còn dùng nhiều bút danh khác để bảo chứng và đề cao độ tin cậy cho các bài viết của chính ông. Tại buổi xử về tội phỉ báng, ông Cao Thế Dung đã không hề đưa ra được nguồn hoặc thông tin gì để chứng minh về những cáo buộc.
Ông Vũ Ngự Chiêu, tác giả một cuốn sách cáo buộc Mặt Trận về các vụ sát hại, trong phiên tòa đã đứng tránh xa những điều ông viết trong quyển sách. Ông nói rằng là ông chỉ nhận tất cả các thông tin đó từ Cao Thế Dung.
Ông Nguyễn Thanh Hoàng, chủ nhiệm tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong, nơi đăng những bài viết của Cao Thế Dung, xuất hiện trước tòa như một người ốm liệt, có lúc quá yếu không nói được. Ông khai rằng trong khoảng thời gian cho đăng các bài đó, ông đang phải chữa bệnh ung thư bằng hóa trị, nên không có sức để kiểm chứng đầy đủ. Ông Nguyễn Thanh Hoàng cũng nói vì Cao Thế Dung là một nhà văn được trọng vọng và đối với văn hóa Việt Nam thì thách thức một người được quý trọng như thế là không phải phép, do đó ông ta không đẩy ngược lại những cáo buộc của Cao Thế Dung.
Tóm lại, đó là tiêu biểu cho những “nguồn xuất phát” của hầu hết những lời đồn đãi về chuyện Mặt Trận liên hệ đến các vụ sát hại ký giả. Bồi thẩm đoàn trong vụ này đã không thể kết tội phỉ báng chỉ vì những đòi hỏi tiêu chuẩn pháp lý rất cao đối với tội phỉ báng những nhân vật công chúng. Tuy nhiên, các dữ kiện căn bản đã rõ ràng: nếu nhóm tường thuật xem xét hồ sơ vụ kiện phỉ báng, họ sẽ thấy những lời cáo buộc Mặt Trận hời hợt và vô căn cứ đến thế nào.
Nhóm tường thuật hoàn toàn thiếu sót hay cố tình lờ đi nội dung của vụ kiện này?
6. Kết luận rút ra từ vụ thuế má
Cựu thám tử cảnh sát Doug Zwemke, người giúp lập hồ sơ kết tội Mặt Trận trốn thuế, gợi ý rằng việc truy tố về tội trốn thuế thật sự ra để phục vụ một mục tiêu khác. Đó là để thúc đẩy lãnh đạo Mặt Trận “tố giác” lẫn nhau về các vụ sát hại. Nếu đúng vậy, sự tiết lộ của ông Zwemke giải thích tại sao công tố viện truy tố bốn thành viên Mặt Trận chỉ vì một số tiền tương đối nhỏ (khoảng $50,000 tổng cộng) mà, nếu có lỗi đi nữa, cũng chỉ đáng là một vụ án dân sự.
Phóng sự còn thêm nét âm mưu khi đưa ra giả thuyết giới chức trong các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ cố tình ngăn cản vụ án. Vì không cùng chiều với cốt chuyện định trước của phóng sự này, nhóm tường thuật đã lờ đi những dữ kiện rất đơn giản: công tố viện không tiến hành vụ xử vì họ không có đủ chứng cớ để thắng án. Sau khi vụ án được bác vào năm 1995, bên công tố viện vẫn có một năm để khởi tố lại nhưng họ đã quyết định không làm. Tóm lại, không có việc thành viên Mặt Trận chuyển tiền quỹ vào túi riêng.
***
Phóng sự điều tra này không tìm được công lý cho những ký giả Mỹ gốc Việt bị sát hại trong thập niên 1980. Điều mà phóng sự đã làm là thoả mãn một cốt chuyện đã định sẵn rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt bị khủng bố bởi những người chống cộng cực đoan. Đó không phải là cái cộng đồng mà nhiều người Mỹ gốc Việt còn nhớ. Hình ảnh châm biếm này mang tính sỉ nhục đối với cộng đồng chúng tôi, cùng lúc lại tiếp tay loan tải sai lạc về cái gọi là “dấu vết khủng bố” để ám chỉ một tổ chức chống cộng mạnh của thời đó.
Trong một đoạn phim đăng trên kênh Youtube của ProPublica, chính A.C. Thompson kết luận: “Tất cả những vụ án mạng này vẫn chưa ngã ngũ, dù đã 30 năm rồi. Chúng tôi không biết chắc ai là thủ phạm.” Mặc dù chính Thompson nhìn nhận như thế, quý vị vẫn cho phát đi phóng sự và đăng tải một bài viết chứa đựng những quy kết trách nhiệm trực tiếp đối với việc sát hại năm ký giả người Mỹ gốc Việt.
Tôi kêu gọi quí vị hãy tiến hành điều tra nội bộ về phóng sự này. Tôi tin tưởng Frontline và ProPublica sẽ làm gương trong chính sách kiên quyết duy trì tính chuyên nghiệp và sự thành thật trí thức của mình bằng cách rút lại chương trình “Khủng Bố tại Little Saigon” và xin lỗi những người bị cáo buộc sai lầm trong chương trình này.
Trân trọng,
Hoàng Tứ Duy
Phát Ngôn Nhân Đảng Việt Tân

Khai Minh Dao

Chính Phủ Hoa Kỳ đang tính Dọn Đường Dư Luận để "Throw Việt Tân Under The Bus"? Công Cụ đã Hoàn Thành "Sứ Mạng" được Giao Phó/Ủy Thác (Served Its Purpose [it was created for])?
Cũng vào Thời Điểm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Bào Đệ Ngô Đình Nhu bị Đảo Chánh và Sát Hại. Trùng Hợp Ngẫu Nhiên?
Cùng Một Kịch Bản. Chỉ Khác Thời Gian, Không Gian và Nhân Vật [Bị Bỏ Rơi] thôi!
PBS là một Cơ Quan Truyền Thông Công Cộng [Chính Thức], Không Vì Mục Đích Kinh Doanh, Kiếm Lợi Nhuận... Có Uy Tín, và đã có một Quá Trình Hoạt Động [Cống Hiến] Lâu Năm [nếu không nói là Duy Nhất] của Hoa Kỳ.
Mặc dù trên Nguyên Tắc, Chính Phủ Hoa Kỳ KHÔNG Có Quyền ra lịnh, bắt ép hoặc gợi ý cho PBS... Phải Điều Tra Chuyện Nào, Tung Hô Chuyện Gì, hoặc Đả Phá Chuyện Chi. Nhưng... chúng ta không thể không đặt Nghi Vấn... "Why?" & "Why Now?"
Khi Xưa [Thời Đệ Nhất Cộng Hòa] thì "Nhờ" Hệ Thống Truyền Thông Thiên Tả (Liberal Media); Bây Giờ thì Sử Dụng PBS?

-

-

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Về những cáo buộc trong phim “Terror in Little Saigon”


Vào ngày 3/11/2015, đoạn phim “Terror in Little Saigon” trên hệ thống truyền hình Public Broadcasting Service (PBS) và mạng Internet đã đề cập đến Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và Tướng Hoàng Cơ Minh, người sáng lập Đảng Việt Tân.

Trước sự kiện này, Đảng Việt Tân:


1. Khẳng định Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam hoàn toàn không có liên hệ gì đến cái chết của những ký giả gốc Việt mà nhóm phóng viên Richard Rowley và A.C. Thompson của ProPublica cáo buộc trong đoạn phim nói trên.

Hai nhân sự này đã đơn phương bác bỏ kết luận điều tra của một phần hành thuộc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) làm việc liên tục trong 15 năm. Đó là không tìm đủ chứng cớ để khởi tố ai. Thay vào đó 2 nhân sự nêu trên dựng lên các cáo buộc dựa vào lời của vài người giấu mặt, vài người thiếu uy tín, và suy diễn chủ quan của HAI cựu nhân viên điều tra. Đây là cách làm việc thiếu đạo đức chuyên môn và cho thấy chủ đích đã có từ trước của người thực hiện đoạn phim. Trong suốt 30 năm qua, không hề có một thành viên Mặt Trận nào bị khởi tố về bất kỳ trường hợp giết người nào mà đoạn phim đề cập.

2. Cực lực phản đối thái độ xúc phạm đến danh dự và hoài bão của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, bao gồm cả Tướng Hoàng Cơ Minh và nhiều thành viên Mặt Trận; Cực lực phản đối chủ ý xuyên tạc chính nghĩa và nỗ lực đấu tranh của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản.

Đoạn phim đã cố tình dán nhãn nỗ lực tranh đấu cho tự do và dân chủ tại Việt Nam của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại chỉ là để tái diễn chiến tranh và bị xách động bởi những thành phần cực đoan xuất thân từ tập thể cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ngay lúc này, đảng Việt Tân đang tập trung vào nỗ lực tham gia cùng đồng bào trên cả nước và khắp thế giới phản đối CSVN trải thảm đỏ tiếp đón Tập Cận Bình, kẻ đại diện tập đoàn xâm lược Bắc Kinh.

Trong những ngày tới, Đảng Việt Tân sẽ có những phản đối chính thức đối với ProPublica và hệ thống PBS, và sẽ kính báo đến các cơ quan truyền thông và đồng bào khắp nơi.
Ngày 4 tháng 11 năm 2015
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Mọi chi tiết xin liên lạc:
Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845
Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước


-Xem phim phóng sự điều tra: Khủng bố ở Saigon Nhỏ "Terror in Little Saigon"
-FRONTLINE và ProPublica trình chiếu ra mắt phóng sự điều tra “Khủng bố ở Saigon Nhỏ” trên đài PBS và trực tuyến trên Internet vào ngày thứ Ba, 3 Tháng 11, năm 2015, lúc 10 giờ Miền Đông châu Mỹ tại pbs.org/frontline/terror-in-little-saigon.
Trong những năm từ 1981 đến 1990, năm nhà báo người Mỹ gốc Việt ở các thành phố trên khắp nước Mỹ đã bị ám sát, và nhiều người khác trong cộng đồng đã bị đe dọa và khủng bố.

Ai chịu trách nhiệm cho loạt khủng bố đó – và tại sao câu hỏi đó chưa được trả lời trong một thời gian dài như vậy?

Ngày 3 tháng 11, FRONTLINE và ProPublica sẽ công bố phóng sự “Khủng bố ở Saigon Nhỏ”, một cuộc điều tra đa nền mở lại hồ sơ của những vụ khủng bố ở Mỹ vẫn chưa được giải quyết trong nhiều chục năm qua.

Sau hai năm nghiên cứu và hợp tác với đạo diễn/nhà sản xuất Rick Rowley (Dirty Wars, Zapatista) Phóng viên AC Thompson đồng giám đốc sản xuất phóng sự “Life and Death in Assisted Living, Law & Disorder)” cho biết,

“Từ chuyện người chủ biên tờ “Tự Do” đã bị bắn chết tại nhà của ông ở Houston, Texas đến vụ ám sát giám đốc một nhà xuất bản ở Orange County, California, trong văn phòng của ông trong một cuộc tấn công đốt trụ sở, chúng tôi muốn điều những vụ giết người tàn bạo đó và tìm ra những câu trả lời.”

Đối với hầu hết báo chí dòng chính, các vụ giết người đó đã bị bỏ qua, và những nạn nhân đã bị lãng quên.

Đạo diễn Rowley nói,

“Thông thường, các cuộc tấn công bạo lực vào giới ký giả châm ngòi cho sự phẫn nộ công chúng và những lời kêu đòi có những câu trả lời. Nhưng chưa có ai đã phải chịu trách nhiệm về các vụ ám át những nhà báo người Mỹ gốc Việt này.”

Dựa trên hàng ngàn trang tài liệu – gồm cả các tập tài liệu mới được giải mật của FBI cũng như hồ sơ của cảnh sát, mật điện của CIA và hồ sơ của sở di trú – FRONTLINE và ProPublica đã tìm đến gia đình của các nạn nhân, những nhân viên công lực trước đây, và người Mỹ gốc Việt trên khắp Hoa Kỳ để rọi những nguồn sáng mới vào những vụ giết người đã bị bỏ quên như đã nói trên.

“Mặt trận”. Nguồn: pbs.org/frontline/terror-in-little-saigon

Tất cả những nhà báo bị sát hại đều làm việc cho những tờ báo tiếng Việt có lượng lưu hành nhỏ phục vụ cộng đồng dân Việt Nam tị nạn ở Mỹ sau khi Sài Gòn sụp đổ vào cuối tháng tư, 1975. Và như cuộc điều tra của FRONTLINE và ProPublica đã khám phá và thấy rằng có một điểm chung khác trong các vụ giết người đó: rất nhiều những tờ báo tiếng Việt đó đã chỉ trích một tổ chức chống Cộng nổi tiếng gọi là Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam – gọi tắt là “Mặt trận”- với mục tiêu cuối cùng là khởi động lại cuộc chiến tranh Việt Nam.

[“Mặt trận” hay MT Hoàng Cơ Minh tiền thân của Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng, gọi tắt là đảng Việt Tân từ 19/9/2004 – TM].



Nếu xem video trên không được thì bấm vào đường dẫn này 

Trong phóng sự “Khủng bố ở Saigon Nhỏ”, FRONTLINE và ProPublica khám phá ra dấu vết của những vụ khủng bố bắt đầu từ những thành phố của Mỹ như Houston và San Francisco vào đến tận rừng sâu ở vùng Đông Nam Á. Toán phóng viên điều tra đã tìm đến những cựu thành viên của “Mặt trận”, và đã xác nhận rằng “Mặt trận” đã có một đội ám sát hoạt động bí mật tại Mỹ, và có thể có liên đới đến những khám phá mới về những vụ giết người ở nước ngoài.

Tổ chức khủng bố “K-9”. Nguồn: pbs.org/frontline/terror-in-little-saigon

Phóng sự “Khủng bố ở Little Saigon” là một chương mới hấp dẫn về nhưng vụ ám sát bị lãng quên từ lâu, bắt đầu phát sóng vào ngày thứ ba 3 tháng 11 lúc 10:00 PM trên đài PBS (Xin xem danh mục đài truyền hình địa phương) và cũng sẽ được phát hình toàn bộ miễn phí, trực tuyến ở pbs.org/frontline.

Văn bản phiên âm chính của ProPublica sẽ phát hành cùng ngày tại propublica.org và tại pbs.org/frontline.

“Khủng bố ở Saigon Nhỏ” là một sản phẩm của FRONTLINE cùng với Left/Right Docs có sự hợp táccủa ProPublica. Người viết kịch bản, đạo diễn và giám đốc sản xuất là Richard Rowley. Đồng GĐ sản xuất và phóng viên là A.C. Thompson. Giám đốc Điều hành của FRONTLINE là Raney Aronson-Rath.

Căn cứ ở Thái Lan. Nguồn: pbs.org/frontline/terror-in-little-saigon

Về FRONTLINE

FRONTLINE, là chương trình chiếu phim tài liệu điều tra truyền hình lâu đời nhất của Mỹ, tìm hiểu các vấn đề của thời đại chúng ta bằng lối tường thuật mạnh mẽ. FRONTLINE đã đoạt hầu hết tất cả các giải thưởng báo chí và giải thưởng phát thanh, truyền hình lớn, trong đó có 75 giải Emmy và 17 Giải Peabody. Đọc pbs.org/frontline và theo dõi FRONTLINE trên Twitter, Facebook, Instagram, YouTube, Tumblr và Google+ để tìm hiểu thêm. Do David Fanning thành lập từ năm 1983, FRONTLINE được WGBH Boston phụ trách sản xuất và phát sóng toàn quốc trên đài PBS. Kinh phí cho FRONTLINE có được do sự hỗ trợ của khán giả đài PBS và do Công ty Public Broadcasting hỗ trợ. Nguồn tài trợ chính cho FRONTLINE do Cơ sở John D. và Catherine T. MacArthur cung cấp. Những nguồn tài trợ khác kể được là của các Cơ sở Park, Quỹ Gia đình John và Helen Glessner, Cơ sở Ford, Cơ sở Wyncote, và Quỹ Báo chí FRONTLINE với sự hỗ trợ lớn từ Jon và Jo Ann Hagler thay mặt cho Cơ sở Jon L. Hagler.

Về ProPublica

ProPublica là một cơ sở truyền thông độc lập, phi lợi nhuận sản xuất phóng sự điều tra vì lợi ích công cộng. Năm 2010, ProPublica là cơ sở truyền thông trực tuyến đầu tiên để được trao giải thưởng Pulitzer. Trong năm 2011, ProPublica đoạt giải thưởng Pulitzer lần thứ hai, lần đầu tiên giải được trao cho một tác phẩm không phát hàng bằng ấn bản. Năm 2014, ProPublica đã đoạt giải thưởng MacArthur về Sáng tạo và Lãnh đạo. ProPublica được những tổ chức phúc thiện hỗ trợ là chính và cho các bài báo của ProPublica được tái bản, trên trang nhà và trực tiếp cho phép các cơ sở truyền thông hàng đầu chọn lựa để có tác động tối đa. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.propublica.org

Liên hệ với báo chí
FRONTLINE: Patrice Taddonio, Patrice_taddonio@wgbh.org,ptaddonio, 617.300.5375
ProPublica: Minhee Cho, Minhee.Cho@propublica.org,mintymin, 917.512.0231

Trà Mi
© DCVOnline

Nguồn: Terror in Little Saigon. Premiering on PBS and online: Tuesday, November 3, 2015, at 10 p.m. ET / 9 p.m. CT 

www.facebook.com/frontline | Twitter: @frontlinepbs
Instagram: @frontlinepbs | YouTube: youtube.com/frontline
Tumblr: frontlinepbs.tumblr.com


-Terror in Little Saigon (ProPublica 3-11-15)


Terror in Little Saigon
An old war comes to a new country.
by A.C. Thompson, ProPublica November 3, 2015 in partnership with Frontline
Introduction



The journalists were assassinated on American soil, one after another.

Duong Trong Lam was the first. He was 27 years old and ran a Vietnamese-language publication called Cai Dinh Lang, which he mailed to immigrants around the country. A gunman found him as he walked out of his San Francisco apartment building one morning and shot him, a single bullet piercing his pulmonary artery, just above the heart.

For magazine publisher Pham Van Tap, the end came more slowly. He was sleeping in his small office in Garden Grove, California, when an arsonist set fire to the building. He was heard screaming before he succumbed to smoke inhalation.

Watch on Frontline

Terror in Little Saigon airs Nov. 3 at 10/9 Central on Frontline. Check local PBS listings or watch online.

Help Us Investigate

Between 1981 and 1990, five Vietnamese-American journalists were killed in what the FBI suspected was a string of political assassinations. Unlike other violent attacks on journalists, these murders garnered relatively little attention.

Know anything about these killings? Send us a tip.

In Houston, a killer chased Nguyen Dam Phong from his home in his pajamas and shot him seven times with a .45-caliber handgun. The murder marked the end of Dam Phong’s twice-monthly broadsheet newspaper, which he had named Tu Do: Freedom.

All together, five Vietnamese-American journalists were killed between 1981 and 1990. All worked for small publications serving the refugee population that sought shelter in the U.S. after the fall of Saigon in 1975. At least two other people were murdered as well.

FBI agents came to believe that the journalists’ killings, along with an array of fire-bombings and beatings, were terrorist acts ordered by an organization called the National United Front for the Liberation of Vietnam, a prominent group led by former military commanders from South Vietnam. Agents theorized that the Front was intimidating or executing those who defied it, FBI documents show, and even sometimes those simply sympathetic to the victorious Communists in Vietnam. But the FBI never made a single arrest for the killings or terror crimes, and the case was formally closed two decades ago.

Violent attacks on journalists often function as a brutal form of censorship, and as a result often stir public mourning and outrage. In the months after Arizona reporter Don Bolles was murdered in 1976, a group of nearly 40 reporters from around the country dedicated themselves to continuing his reporting on organized crime and making a statement about freedom of expression. Suspects in the murder were ultimately identified and convicted. The mass slaying of staffers at the French weekly Charlie Hebdo sparked vigils and protests around the world.

Last year, when fighters from the Islamic State Group executed war correspondent James Foley, President Obama praised him as a man “who courageously told the stories of his fellow human beings,” and promised to hunt his killers.

“Our reach is long,” Obama said. “We are patient. Justice will be done.”

The families of the murdered Vietnamese-American journalists long ago gave up hope of seeing justice done. They remain disappointed and confused. They expected more of the government they had adopted as their own, excited by its promise of liberty and convinced of its fearlessness in seeking the truth.

Early in 2014, ProPublica and Frontline reopened the investigation. We obtained thousands of pages of newly declassified FBI documents, as well as CIA cables and immigration files. We uncovered additional leads and witnesses not previously interviewed by either the FBI or local authorities — including former members of the Front who told us the group had operated a secret assassination unit in the U.S. It was a tip the FBI had chased for years but had never conclusively proved.

The Front openly raised money in America to restart the Vietnam War, even launching three failed invasions from the borders of Thailand and Laos. Our reporting shows that officials at the State Department, the Department of Defense, the Central Intelligence Agency and the FBI knew about the Front’s military operations in Southeast Asia. But federal authorities never acted to enforce the Neutrality Act, which bars residents and citizens of this country from efforts to overthrow a foreign government.

In Pearland, Texas, outside of Houston, there is a cemetery ringed by tall pine and oak trees. Near the back of the graveyard, close to a muddy stream, lies the headstone of Nguyen Dam Phong. Grass has crept over the small, rectangular marker. A single dead rose, withered and black, stands in a metal vase.

But the words chiseled into the marble some 33 years ago are still legible: Killed in pursuit of truth and justice through journalism.

Today, ProPublica and Frontline, here and in the television documentary “Terror in Little Saigon,” tell the story of a reign of intimidation and murder for which no one has been held to account.
Part I:The Front

His name was Hoang Co Minh. He had a mess of thinning, coal-black hair and a caterpillar mustache. It was 1983, and Minh had come to a packed convention center in Washington, D.C., to make an announcement: He intended to reconquer Vietnam.

Minh, a former officer in the South Vietnamese Navy, told the assembled crowd that he’d built a force that would topple the Hanoi government and liberate his homeland from the totalitarian rule of the Communists.

The crowd — thousands of Vietnamese refugees who’d fled the country after Saigon fell in 1975 — erupted in celebration, and in some cases, tears of joy. Clad in black, a long plaid scarf draped around his neck, Minh smiled broadly and let the audience’s ecstatic reaction wash over him. Video of the event shows Minh thrusting both hands into the air and waving like a head of state.

Minh had started his guerilla army a few years earlier. It was called the National United Front for the Liberation of Vietnam. The group had established a base in the wilds of Southeast Asia — a secret location within striking distance of Vietnam — and built a network of chapters across the U.S that raised money for the coming invasion.

Those U.S. chapters, it seems, had already opened what amounted to a second front, this one in America: Front members used violence to silence Vietnamese Americans who dared question the group’s politics or aims. Calling for normalized relations with the Communist victors back home was enough to merit a beating or, in some cases, a death sentence.

FBI agents eventually opened a domestic terrorism investigation into the Front’s activities. Thousands of pages of newly declassified FBI records obtained by ProPublica and Frontline show that the agents came to suspect that Minh’s group had orchestrated the killing of Vietnamese-American journalists, as well as a wide variety of fire-bombings, beatings and death threats.

In a memo that has never before been made public, an FBI investigator captured it simply: The Front, the agent wrote, had “undertaken a campaign to silence all opposition to it.”

The scope of the suspected terrorism was extensive. Journalists were slain in Texas, California and Virginia. A string of arsons stretched from Montreal to Orange County, California. Death threats were issued — to individuals, families and businesses across the country. And investigators believed the Front also mailed out communiqués claiming responsibility for the crimes.

Still, some 30 years later, the FBI has arrested no one for the violence or terrorism, much less charged and convicted them. Again and again, local police departments opened investigations that ended with no resolution. The FBI quietly closed its inquiry in the late 1990s, making it one of the most significant unsolved domestic terror cases in the country.

To reconstruct this chapter of history, largely hidden from the majority of Americans, ProPublica and Frontline acquired and scrutinized the FBI’s case files, as well as the records of local law enforcement agencies in Houston, San Francisco and the suburbs of Washington, D.C. We tracked down former police detectives, federal agents and prosecutors, and a number of people who had emerged as suspects. We also interviewed former government and military officials from the U.S., Vietnam and Thailand.

As well, we found and spoke with more than two dozen former members of the Front. We tracked down a number of former Front soldiers and traveled to Thailand to meet former Laotian guerillas who had once fought alongside them.

Finally, we spent hours with the families of the dead, and with people who had been shot or beaten. Some of the victims had never spoken publicly — either because they remained afraid or because they had become disillusioned with American law enforcement.

Our investigation lays bare the failure of the authorities to curb the Front’s violence and suggests that there are promising leads to pursue should the FBI or others decide to reopen the case. The new information includes accounts from former Front members who had never spoken to law enforcement, one of whom admitted that the Front was responsible for the killing of two of the journalists. Records and interviews show that Minh, as a means of disciplining his ragtag army overseas, ordered the killing of his own recruits, possibly as many as 10. The dead may have included Vietnamese-American citizens of the U.S., giving the FBI authority to investigate the crimes.

ProPublica and Frontline invited the current leadership of the FBI to discuss the bureau’s investigation of the Front. James Comey, the bureau’s director, would not be interviewed, and neither would the bureau’s specialists in domestic terrorism. The FBI also would not answer a series of detailed questions about the actions taken, and not taken, by the bureau during the many years of its investigation. Instead, it issued a statement:


“In the early 1980s, the FBI launched a series of investigations into the alleged politically motivated attacks in Vietnamese-American communities. While initially worked as separate cases across multiple field offices, the investigations were eventually consolidated under a major case designation codenamed ‘VOECRN’ at the direction of then-Director Louis Freeh. These cases were led by experienced FBI professionals who collected evidence and conducted numerous interviews while working closely with Department of Justice attorneys to identify those responsible for the crimes and seek justice for the victims. Despite those efforts, after 15 years of investigation, DOJ and FBI officials concluded that thus far, there is insufficient evidence to pursue prosecution.”

Spokespeople for the other government agencies with knowledge of the Front’s existence would not comment.

Minh ultimately mounted three failed incursions into Vietnam and died in 1987 during one of them. The Front, after a suspected decade of terror stretching from 1980 to 1991, suffered its own divisions and diminished prestige. Some of its onetime leaders have died; others live sprinkled across the country, retired from careers as doctors, restaurant owners or county workers.

Among the former Front members interviewed by ProPublica and Frontline, some insisted the group never engaged in any kind of violent activity in the U.S.

“Never. Never,” said Pham To Tu, a Houston resident who said he joined the organization in its early days. The group’s enemies, he added, “spread rumors about us.”

Every now and again, the Front’s former leaders turn out for memorial services or reunions or rallies that still call for the overthrow of the regime in Hanoi. They mingle with men in freshly pressed military uniforms. The air at the events is one of pride and enduring anger, bitterness and defiance.

Trang Q. Nguyen, a co-founder of Little Saigon TV and Radio in Orange County, California, said the Front’s efforts to intimidate journalists were well known in the Vietnamese-American media. And she is clear about why she thinks the group was able to elude the authorities: “People were scared.”

Like many Vietnamese who fled to the U.S. in the aftermath of the war, Hoang Co Minh experienced a precipitous drop in status when he arrived in this country.

He was an educated man, schooled at Saigon University’s law school and the South Vietnamese naval academy, and, later, in the 1960s, at the Naval Postgraduate School in Monterey, California. During the war, he commanded a coastal minesweeper, a 370-ton vessel with a crew of nearly 40 sailors. He held the rank of rear admiral in the South Vietnamese Navy.

Richard Armitage, a former U.S. Navy officer who worked closely with the South Vietnamese Navy before rising to a senior Pentagon position in the 1980s, knew Minh well and called him a “noted combat soldier.”

But by 1975, Minh no longer had a country, or a Navy to help direct. He set off for America on the day Saigon fell to the North Vietnamese. By the time he reached the U.S., immigration records show, he had $200 stashed in a Korean bank account, a small chunk of gold, and a couple of cheap rings. He was effectively destitute.

Along with Armitage, Minh had some influential friends: James Kelly, a retired U.S. Navy officer who served as a senior director on the National Security Council during the administrations of Ronald Reagan and George H.W. Bush, invited Minh’s family to live with him in the Virginia suburbs outside of Washington. But Minh’s new life in America nonetheless started humbly. He did yard work for suburban homeowners and later began hiring himself out as a house painter.

Moving to a foreign land is rarely easy. But the Vietnamese who came to America by the hundreds of thousands during the 1970s weren’t the typical economic migrants seeking better jobs and living conditions. They were refugees of a brutal war that had killed an estimated 3 million people. They had been forced to choose between exile or life under the harsh rule of the Communists.



The ensuing exodus was Biblical in scale, set on overloaded boats and in an archipelago of miserable refugee camps, all stuffed with scared people.

Many who stayed in Vietnam wound up dead or in Communist re-education camps where food was scarce and physical abuse abundant. “The Communists had lists of people who had cooperated with the Americans. Those people were called traitors,” recalled a South Vietnamese infantryman in “Tears Before the Rain,” an oral history. They “were shot right away, right there in the street,” he said. “The Communists had no mercy.”

Each wave of refugees brought with it disturbing tales of conditions in Southern Vietnam as the Hanoi government remade the country.

By the 1980s, there were some 400,000 Vietnamese living in the U.S., clustering in places like San Francisco, San Jose, Houston, New Orleans, Northern Virginia and Orange County, California. Traumatized, these new communities, often called Little Saigons, proved remarkably resilient, and in time, even wonderfully vibrant. But in the earliest years, they could be insular: handicapped by language barriers, heartsick for their homeland, hungry for vengeance.

Minh recognized the hunger, shared it and set about developing a plan for satisfying it.

After abandoning his house painting business in Virginia, Minh by 1981 had moved to Fresno, California. On immigration paperwork, he said he’d taken up a new job working for a refugee relief organization. Whether he ever did join such an effort, Minh had certainly spent years mixing in circles of fellow former South Vietnamese military officers and others nursing the desire to take up the fight again back in Vietnam. And in those circles, Minh appears to have regained a degree of his former stature.

“I had a very deep respect for him,” said Nguyen Xuan Nghia, a former senior Front official. Another former member called Minh “clever” and “brave.”

And so when a loose collection of men eager to return to their homeland banded together to form the Front, Minh became their leader. He cultivated a small, devoted following, and within two years he was ready to take his message more broadly to the Vietnamese-American community.

“We resolve to rise up to topple the Viet Cong oligarchy from power,” said one early Front propaganda piece. The Front’s aim was to create a “humane, free and just democracy.”

To do that, interviews and FBI files show, the Front developed a ruthless ethical calculus, believing its men were justified in taking nearly any action to advance their struggle.

Minh had a grand vision for the army he wanted to build. The Front would not only recruit in the U.S., but also use its network of contacts among former South Vietnamese government and military officials to attract volunteer soldiers from the ranks of refugees in Asia and Australia.

In time, Minh secured a tract of land in the forests of Northeast Thailand to establish a secret base of operations. The Front’s recruits would live at the base, drilling and strategizing. When the moment was right, they would slip into Vietnam and mount a classic guerrilla campaign, linking up with anti-Communist partisans within the country, spreading revolt from village to village. Eventually, the Hanoi government would collapse just as Saigon had.

Like any army, the rebels needed a reliable supply chain that could deliver all the necessities of combat to the base. Weapons. Ammunition. Food. Medicine. Uniforms. Communications gear.


To keep the warriors equipped, Minh and his colleagues created a sophisticated fundraising apparatus in the U.S. It started with Front chapters across the country. Chapter members pledged money to the group, often on a monthly basis. The Front began publishing a magazine called Khang Chien, or Resistance, to spread news of their insurgency and bring in more contributions. They even opened a chain of pho noodle houses to generate revenue.

Combat-hardened veterans flocked to the Front. For South Vietnamese soldiers and sailors, the war had certainly been harrowing, but it also had provided a profound sense of purpose and camaraderie. Now many of these veterans found themselves adrift in America, toiling at menial jobs in an alien land. For them, the idea of reviving the fight held deep emotional appeal.

A journalist who attended some of the Front’s rallies in the early 1980s described them as “surreal” events with an ecstatic, near-religious feel.

One of the group’s founders, Do Thong Minh, helped sketch out the Front’s organizational chart in a recent interview. At the top was Hoang Co Minh, who ran the operation from the Front’s encampment in Thailand and communicated with his lieutenants around the world via courier and coded messages. His deputy, a South Vietnamese war hero named Le Hong, also helped direct the Front’s trainees in Thailand. Another man oversaw the Front’s radio operations, which beamed insurrectionist messages into Vietnam from a transmitter in the Thai base.

In the U.S., an executive committee of roughly 10 people handled fundraising and publicity. Led by an ex-colonel from the South Vietnamese army, the committee established Front chapters in Europe and Canada, as well as Australia and Asia.

To build excitement — and keep the money coming in — the Front’s propaganda arm distributed photos of Minh and his soldiers, clad in fatigues, preparing for war at the secret base. One pamphlet included a picture of troops who had just finished basic training. They were kneeling, their rifles held aloft. The men pledged “to dedicate their entire lives to the liberation of Vietnam.”

In the U.S., Front loyalists began dressing in a uniform of chocolate-colored, button-down shirts and khaki pants; they became known as “brown shirts” within the Vietnamese-American communities, a historical echo that some found frightening. They held regular chapter meetings and staged protests against the Hanoi regime.

The brown shirts also supported the troops by raising money. They prodded owners of Vietnamese-American retail businesses to make cash contributions to the Front and to place donation cans for the group in their stores and restaurants. Some shop owners felt that the Front was shaking them down and complained to the FBI.

Agents in San Francisco, for example, received information that the Front used “extortion and other illegal means in the collection and solicitation of money,” according to an FBI memo. Another FBI report estimated that the Front’s cash-generating efforts had raised “several million dollars.”

Some Vietnamese Americans began to wonder where all that money was going. Was it really being used to the supply the soldiers?

That, they learned, was a question they shouldn’t ask.

It was about 11:20 p.m. on Sept. 22, 1990, when Le Triet pulled his car into the driveway of his house in Baileys Crossroads, Virginia, outside Washington, D.C. Triet, one of the best-known writers in the Vietnamese diaspora, was returning home from a dinner party with his wife.

A spray of .380 caliber bullets shattered their car window. Within moments Triet and his wife, Dang-Tran Thi Tuyet, were dead.

Investigators later theorized that two killers armed with automatic pistols followed the couple to their modest one-story home. To FBI agents, it looked like a professional hit.

Triet, a columnist for Van Nghe Tien Phong, a popular monthly magazine, had mixed erudition with an acerbic tone. His columns discussed poetry and literature, controversies within the Vietnamese-American community, and, often, his disdain for the Front. While Triet was staunchly anti-Communist, he was skeptical of the Front and its leadership. Convinced that the organization was more concerned with fundraising than actually overthrowing the Hanoi government, Triet frequently criticized the Front in print.

In one issue he bluntly accused Front leaders of endangering their own soldiers. “The comedy will end with a tragedy,” he wrote.

FBI documents make clear that the Front had been offended, and had threatened Triet. The writer, records show, began carrying a .22-caliber revolver and varying his driving routes. Shortly before Triet was killed, he met with Front leaders at a home in Frederick, Maryland, according to FBI records and interviews. The Front leaders tried to persuade him to quit criticizing the organization in print. He refused.

Newspapers, magazines and newsletters had become vital outlets for the emerging Vietnamese refugee community. For publishers and readers alike, the publications amounted to an initial, thrilling taste of life in a democracy.

“Vietnam never had a history of a free press,” said Jeffrey Brody, a communications professor at California State University, Fullerton. Brody, who covered Little Saigon for the Orange County Register, said that for Vietnamese reporters arriving in the U.S. during the 1970s and 1980s, “it was a Wild West of freedom, of opportunity to say what you want.”

Some entrepreneurs hoped to become media moguls. Others saw their mission in altruistic terms. A large chunk of the immigrant populace was still learning English, desperate for Vietnamese-language news sources. These emerging publications came to serve as a crucial guide for those learning to navigate a new culture.

For the Front, the Vietnamese-American media could be quite useful. If the organization wanted to draw people to its events and persuade them to bankroll its guerrilla war, it needed the Vietnamese-language press to spread its message and publish its appeals.

But journalists could also be a threat, and several of them, Triet included, slammed the group for its heavy-handed fundraising tactics and questioned whether the money was really going to the soldiers. They demanded a thorough accounting of the donations. They didn’t believe Minh’s claims that he had built a 10,000-man army and they told their readers the real number was likely far lower.

The FBI’s files, typed up in field offices around the country, are rich with accounts of what happened when journalists criticized the Front: threats, intimidation and violence. One communiqué threatened a writer with death, along with four newspaper publishers who ran his stories. A hit list mailed out to the Vietnamese-language media identified five journalists who had criticized the Front. It labeled them “traitors” and said they would be executed. Two of the people on the list ended up dead.

A group of Front members dressed in their customary brown shirts assaulted an Orange County, California, newspaper owner twice; his attackers were angered by an article he’d published “regarding the Front’s scheme to defraud the Vietnamese community,” according to an FBI report.

Front members mounted a harassment campaign against the staff of Viet Press, another Orange County newspaper, pressuring businesses to pull their advertisements until the paper shut down. “I lost, I believe, about $84,000,” the publisher, Nguyen Tu A, recalled.

In Fresno, gunmen shot a writer in the face after he dared take on the Front in a newspaper essay. He survived.

Pham Van Tap wasn’t as fortunate. Tap ran MAI, an entertainment-focused magazine that carried ads for three companies engaged in commerce with Vietnam, wiring money or shipping packages to the country. An arsonist torched Tap’s office in Garden Grove while he slept in the building. He died of smoke inhalation. Another communiqué, sent to the Vietnamese-American press, followed the killing. This one said Tap had been killed because he was a greedy character who supported the Communists by publishing the ads.

Duong Trong Lam, 27, was killed in San Francisco for being unacceptably sympathetic to the Hanoi regime. While Lam didn’t openly criticize the Front, he had opposed the Vietnam War and his pro-Communist views, deeply unpopular with many Vietnamese Americans, were reflected in his newspaper.

The communique issued after Lam’s murder was signed by the Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation, or VOECRN. The FBI came to theorize that VOECRN — the name would pop up in other acts of violence — was simply a kind of cover name for the Front.

If the effort was meant to disguise the Front’s role in the growing catalogue of mayhem, it didn’t work.

“What appeared to link them all together were the communiqués,” said Katherine Tang-Wilcox, a former agent who helped lead the FBI probe. “There were death threats, there were attacks, the murders. These communiqués, they took credit for them, or they threatened they were going to do it.”

Tang-Wilcox said investigators eventually began to collect accounts from former members of the Front who said the group had actually created a death squad and code-named it “K-9.” An FBI investigative summary dated Nov. 4, 1991 is laden with references to K-9. One report names K-9’s alleged leader. Another connects K-9 to specific murders. Yet another calls K-9 the Front’s “enforcement branch.”

“K-9 was established as the assassination arm of the Front,” Tang-Wilcox recalled.

Now retired from the bureau, Tang-Wilcox remains unsure about who ordered the hits. But she is convinced that the Front and its death squad were responsible for the killing of Triet and his wife. And she is just as certain that the group killed Houston publisher Nguyen Dam Phong years before.

When Dam Phong started his newspaper in 1981, it was difficult to find a typewriter with the accent marks used in the Vietnamese script. So Dam Phong painstakingly went through the copy line by line, writing in the accents by hand with a pen. He was, by any measure, a media pioneer, one of the first Vietnamese immigrants to establish a newspaper in the U.S.

After spending his days working as an assistant in a dentist’s office, Dam Phong came home and poured himself into the paper, tapping at the typewriter, pasting up columns of copy on a light table. The enterprise devoured his time and gobbled up his money. Still, Dam Phong loved it.

“The objective was to be the voice for the people,” said his son, Tu Nguyen, who helped distribute the paper, named Tu Do. “Really that was his goal. He was not in it to make money. There was no money to be made.”

His father, he said, was driven to hunt for the truth, regardless of the consequences.

Dam Phong eventually began to publish his version of the truth about the Front. Dam Phong had no love for Communism, but he thought Minh was a fraud, a charlatan who was misleading the Vietnamese people. So he attacked the Front in editorials — in one he labeled Minh and his followers “clowns” — and in muckraking articles.

In 1982, the Front pulled off a major publicity coup: CBS News described Minh’s guerrillas and their cause in a dramatic segment that aired nationally. Featuring footage of Front soldiers trudging through the jungle, the story relayed the Front’s claim that its troops had gone behind enemy lines and set up camp in the Vietnamese backcountry.

Dam Phong began poking holes in the story, discovering that the troops hadn’t gotten anywhere near Vietnam. One headline in Tu Do shouted: The Truth About Admiral’s Minh Return to Vietnam. Dam Phong flew to Bangkok, where his reporting led to more revelations, including the location of the Front’s base in Thailand, which the group had tried to keep secret.

The Front tried to silence Dam Phong using an array of different tactics, according to his son, Tu. They tried to bribe him with envelopes of cash, but he refused. Then, Tu recalled, there was an incessant series of phone calls “from people threatening to kill him if he doesn’t stop publishing the articles about the Front.” Finally, there was a meeting with Front leaders in a restaurant in downtown Houston.

The leaders, Tu said, gave his father an ultimatum: Stop the stories or perish.

Days later, Dam Phong was dead, shot in his pajamas and left in his driveway. The assassin — or assassins — left behind no shell casings.

“I do think that, particularly with Nguyen Dam Phong in Houston, and Le Triet and his wife, unfortunately, in Fairfax, Virginia — there is a distinct belief on my part that the National Front for the Liberation of Vietnam was responsible for those murders,” said Tang-Wilcox, the former FBI agent.

Of Dam Phong’s murder, she said, “There were no other motives developed, other than the problems that he was having with the Front, because of the articles he was publishing..

And then the way the murder was conducted. The casings were picked up and collected. That was someone who was highly trained, that knew what they were doing, and wasn’t going to leave any evidence that would be remotely helpful behind. And the communiqué was left with him.

“It was an assassination.”

One man says he knows who was responsible for Dam Phong’s death. He is a former South Vietnamese officer and a onetime member of the Front. His light-brown skin is lined by age, his dark hair streaked with white.

In August, he agreed to an interview with ProPublica and Frontline at his tidy one-story home. He said he would discuss the activities of the Front only if we did not name him and referred to his current residence only as a Southern town.

After a long conversation in Vietnamese and English, we placed a list of five names before him, those of the dead journalists. He squinted, leaned forward and pointed a thin finger at the first two names: Duong Trong Lam and Nguyen Dam Phong.

“We killed them,” he said quietly.

What about the others?

“I’m not sure,” he replied. “And I don’t want to say anything unless I’m completely sure.”

The man would not say who pulled the trigger or who gave the orders. His demeanor was sober, but he did not evince any obvious remorse. He said he had never been interviewed by anyone in American law enforcement.

In all, ProPublica and Frontline found five former Front members who acknowledged that a death squad known as K-9 had done the group’s dirtiest work. One was Tran Van Be Tu.

In the early 1980s, Be Tu was a hardcore anti-Communist: He was sentenced to seven years in prison for attempted murder after shooting a man named Tran Khanh Van in Westminster, California, in 1986. Van had been quoted in a Los Angeles Times feature story advocating for dialogue with the Communist government in Vietnam.

“I shoot, he fell like a tree,” Be Tu said. “Communists are like sick, sick people.”

Saying he had broken with the Front before the shooting, Be Tu nonetheless spoke with familiarity and pride about his years with the Front, and about the fear the group struck in its enemies. He said people in Orange County regarded those who killed supposed Communists as heroes. Be Tu said he’d been recruited to join the K-9 unit, but chose not to, though he admired its work.


“K-9, they do a good job, they professional,” he said. “And they never get caught.”

A longtime friend of two of the Front’s top commanders — men the FBI suspected of directing attacks — Be Tu said he thought K-9 had murdered Dam Phong, and was likely responsible for the slayings of Pham Van Tap and Le Triet and his wife.

We asked him directly if he knew the name of the person who had killed Dam Phong.

He laughed.

“Sound like you FBI,” he said.

Vietnamese Americans have in many respects lived out the classic immigrant trajectory — gradually shedding their identity as exiles and assimilating into the American mainstream.

But venture into any of America’s Little Saigon neighborhoods, and it’s not hard to detect the enduring tensions, an amalgam of secret histories and disputed allegiances. The slur of “Communist” is still sometimes hurled at business competitors or rival politicians.

Former members of the Front, and those who consider themselves the victims of the group’s violent tactics, live alongside each other in these immigrant corners of California and Virginia, Houston and New Orleans. Silence remains the dominant language. Even all these years later, Front members are less than eager to revisit explosive allegations, and victims are often scared to be seen as making trouble.

Doan Van Toai was a writer and activist who criticized the Front in print. In 1989, he was shot in the face near his home in Fresno, California. Toai still doesn’t know for sure who tried to kill him — there have been no arrests — and is careful not to implicate anybody.

But Toai is sure he was targeted because of his writings and public statements. And he got the message. After the shooting, Toai stopped writing and withdrew from the public eye.

In the 1980s, Tam Nguyen worked as a journalist for a Vietnamese-language newspaper in San Jose that challenged the Front. Tam Nguyen didn’t write the contentious stories — “I wouldn’t dare” — but when he showed up at a Front event with his camera in hand, Front loyalists assaulted him, leaving him bloody and shaken.

Today Tam Nguyen is a San Jose City Council member, representing the city’s 7th District. The era of terror, he said, is “a painful memory I tried to bury deep down.” Around San Jose –at the coffee shops and shopping malls and Buddhist temples — he sometimes encounters his old foes from the Front, much older, perhaps mellowed. It can be deeply uncomfortable, he said.

Nguyen Xuan Nghia was a member of the Front and today he speaks of his decade with the group with a blend of defensiveness and regret.

Nghia served as a key strategist and communications chief for the Front during the 1980s, and spent roughly a decade in the group’s top echelon. Trained as an economist, and a longtime student of Asian history, Nghia today lives in Orange County, California. He is, of all things, a prolific columnist, appearing regularly as a commentator in other Vietnamese media.


In a series of interviews with ProPublica and Frontline, Nghia offered shifting takes on the Front. At first, he insisted that the organization wasn’t connected in any way to attacks on journalists or others in the U.S.

In later conversations, when confronted with evidence of the Front’s violence, he adopted a different line. In a videotaped interview, Nghia said it was “quite possible” that Front members were behind the assassination of Dam Phong and could have committed other crimes. There was, he acknowledged, a violent faction within the organization, and when the videographers turned off the cameras, Nghia admitted he had participated in a Front meeting during which members discussed a plan to assassinate a well-known newspaper editor in Orange County. Nghia said he dissuaded his colleagues from killing the man.

“It was a dark chapter in my life,” he said.

In Houston, Dam Phong’s family wants nothing more than for the darkness around his death to lift. After the killing, the family didn’t have the money to move to a new home. So for years his wife and many of his 10 children continued to live at the address where Dam Phong was slain.

For Tu, his father’s death was devastating, but not really surprising. Tu knew about the threatening phone calls. He knew his father had bought a handgun for protection and kept a German shepherd to guard the house.

“They told him they were going to take him out,” Tu recalled.

Tu, who once helped his father deliver the newspaper in the family sedan, is now a computer engineer. He lives in an upscale neighborhood of tranquil tree-lined streets.

On some weekends he takes his two children to the cemetery in nearby Pearland, to the grave of Dam Phong.

Sometimes he squats down, stares at the ground and speaks, in a near whisper, to his father. He talks ofgaining certainty, if not full justice.

“For us, we just want an answer,” he said. “That’s it.”
Part II:A Failed Case Grows Colder


Just 24 hours after Duong Trong Lam’s murder on July 21, 1981, a San Francisco police detective wrote out a short list of motives that might explain how the 27-year-old newspaper publisher had come to be fatally shot outside his apartment building. Some of the detective’s guesses were routine: love perhaps, maybe money.

But police records show the detective had reason to consider another possibility: politics. Lam and the newspaper he put out were seen as sympathetic to the Communists back in Vietnam, and Lam had received threats from those in the Vietnamese-American community who considered him a traitor.

Within days of Lam’s murder, a public claim of credit surfaced — a communiqué sent to the Associated Press saying Lam had been punished because he was pro-Communist. Weeks later, Lam’s friends wrote formally to the local police and the FBI, citing the communiqué and expressing worry that Lam’s murder was part of a widening pattern of politically motivated violence.

The authorities, records and interviews show, nonetheless rebuffed the idea. Pressed by Lam’s friends, federal prosecutors asked the FBI if Lam’s murder might have been “a possible terrorist act.” The FBI stood by its position that the killing was not political.

Ultimately, agents spent years investigating a string of similar crimes in Vietnamese-American enclaves — separately, in field offices around the country — before recognizing their mistake: Not only was Lam killed for expressing his views, they came to believe, but he was one of a number of Vietnamese-American journalists murdered by an organization with dreams of one day retaking Vietnam and dedicated to wiping out anyone who challenged it. By then, the FBI suspected that the organization, known as the Front, was responsible for killings in California, Texas and Virginia, and for a raft of arsons, beatings and threats across the U.S.

In 1995, the bureau consolidated some two dozen incidents into a single “major case,” creating a squad of agents to chase down leads. Still, it never succeeded in making a criminal case against the Front for the violent acts.

ProPublica and Frontline’s examination of the local and federal investigations of the Front shows they were marked by a lack of expertise, resources, urgency and even, on occasion, basic curiosity. Tips were ignored and leads were allowed to grow cold. While some investigators did earnest and diligent work, no high-level informants were ever developed. Wiretaps, a classic tool for penetrating secretive organizations, were never used, according to investigators who worked the case. Agents often pleaded for resources as basic as translators. And, hampering it throughout, the investigation held little appeal for the FBI’s best and brightest; in an era of other high-profile cases, this one wasn’t going to make anyone’s career.

The FBI closed the case in the late 1990s. In a statement to ProPublica and Frontline, the bureau said talented investigators had worked doggedly, but simply were never able to produce enough evidence to sustain a prosecution of the terrorist crimes. Local law enforcement departments, including the San Francisco Police Department, would not comment on the cases.

ProPublica and Frontline interviewed five people directly involved with the FBI investigation, as well as local police detectives. We obtained 30-year-old case files and investigative reports from seven jurisdictions. We spoke with at least 10 people identified in the files as suspects in the crimes.


For the law enforcement officials most intimately involved in the investigations of the Front, the inability to make a case haunts them.

Katherine Tang-Wilcox, a former FBI agent who helped lead the investigation for years, still vividly recalls the compendium of violence and trauma the bureau believed the Front responsible for: the professional hits, the taunting death threats and claims of credit, the bereft families of the dead. She said the case had given her an ulcer and led to her retirement.

But she doesn’t think the cases have to stay closed.

“Should they be reopened if new information’s developed? Oh, yeah,” Tang-Wilcox said. “Because if one person comes forward, that’ll encourage others to come forward. Somebody knows who’s responsible for each and every one of these acts. There’s somebody that knows. And there is no statute of limitation on homicide.”

Duong Trong Lam was shot in the chest shortly after 11 a.m. in the streets of San Francisco’s Tenderloin neighborhood. He managed to stagger some 20 feet before he collapsed onto the sidewalk. There had been shouting, witnesses told police, and one, possibly two, Asian men had fled the scene.

Lam’s family and friends quickly told detectives Lam had no shortage of enemies. His pro-Communist newspaper was widely hated. He’d been threatened for months. His sister, Nancy Duong, had been menaced, too, when a man placed a gun against her head.

“They say, ‘You’re Viet Cong! Get out of the country,’ ” Nancy Duong recalled.

Napoleon Hendrix and Earl Sanders were the San Francisco Police Department detectives assigned to the Lam case. They didn’t think much of the idea that Lam’s murder was a political hit.

“If that was a political assassination,” Sanders told a local newspaper in 1981, “the guy should go back to assassin school.”

Hendrix and Sanders were more enamored of the idea the killing resulted from a dispute about money. They arrested and charged a man who had worked as a cashier and waiter at a restaurant Lam owned. But the case fell apart and was dismissed by a judge.

Nancy Duong said that from the very start, she told investigators that Lam’s politics were likely behind his death. She informed them of the threats and phone calls to her house claiming credit for his death.

“I tried everything,” she said, “to give them information.”

“I don’t think they cared that much.”

The basics of Lam’s life story should have made it obvious where to start the search for his killer.

Lam left Vietnam in 1971 as war was tearing it apart. When he got to the U.S., he enrolled at Ohio’s Oberlin College and, later, at the University of California, Berkeley. They were liberal schools, and as a student, Lam came to decry the bloody conflict in Vietnam. After college, he headed for San Francisco — he had a pile of shaggy hippie hair and an ailing Volkswagen bug — where he rented a cheap apartment and threw himself into an array of projects, including what would become hismonthly newspaper, Cai Dinh Lang.

He launched the publication, which was supportive of the victorious Communist regime in Hanoi, in the summer of 1980. Writing in Vietnamese, he described the paper as a bulletin for “information” and “socialist ideology.” The stories weren’t always scintillating; one issue featured a front-page account of a conference held by the rulers of Vietnam, Cambodia and Laos.

However dry, such coverage was incendiary for many in the Vietnamese-American community. Memories of the war were raw; those sympathetic to Hanoi were loathed.

Nguyen Dang Khoa had fought in the war, and he had joined a chapter of the Front in Oakland, California. In an interview, we asked him what his reaction had been to Lam’s murder.

“Of course I was ecstatic. I was very happy,” he said.

Lam, not surprisingly, had been threatened repeatedly in the lone year his newspaper existed. A friend of his told this to investigators, as did Lam’s sister.

“Before he die, about two months, you know, he kept receiving a lot of phone calls, a lot of warning letters,” the friend told police. “I think there is some organization behind it.”

Hendrix and Sanders, the two local detectives, made some effort to understand the intrigue and anger that defined Little Saigon. But transcripts of the interviews they conducted capture some of their exasperation — with people who didn’t speak the language, or those they worried were not being forthright.

Jayson Wechter, a well-known San Francisco private investigator who examined Lam’s murder during the early 1980s, wrote about such difficulties in an article for California Lawyer magazine.

Coming from a country “with a notoriously corrupt legal system, the Vietnamese brought with them a historical prejudice against government and legal authorities,” Wechter wrote. At the time, he pointed out, California had only one Vietnamese-speaking police officer, a Marine Corps veteran who had fought in the war.

Around the country, the story was much the same. In Houston, for example, there were no Vietnamese Americans involved in the initial police probe of the killing of newspaper publisher Dam Phong in 1982. The later FBI investigation was hobbled by similar problems. Agents working cases involving the Front could not speak Vietnamese; the files are littered with messages from agents asking the bureau to hire more translators.

There is a 1984 call for the “emergency hiring of linguists.” Six years later, a memo shows the Special Agent-in-Charge for the San Francisco Field Office still asking headquarters for help. “There is currently no one, either Special Agents or Support personnel in the San Francisco division, capable of translating Vietnamese into English,” he wrote. “Consequently, there is no resource pool from which to locate a linguist.”

“There was a culture barrier, and people were afraid to talk,“ said Trang Q. Nguyen, a Southern California consultant to Vietnamese-language media.

Some of those people — whether in San Francisco or Houston, San Jose or Virginia — were afraid not of the police but of the Front finding out they had talked to the police.

Doan Van Toai, a writer and activist, was shot in the face in 1989 in Fresno, California. The shooter has never been caught, and Toai has rarely spoken publicly about his case. But in a recent interview with ProPublica and Frontline, Toai said the authorities were completely unprepared to investigate his case and others like it. That said, he understood what they were up against.

Of people in the Vietnamese community, Toai said, “They never cooperate.”

Still, Lam’s murder came early in the Front’s violent campaign, and its investigation seems to have lacked the most fundamental kind of effort. His friends and relatives had spoken of telephoned threats to Lam, and later of calls to his family from people claiming to have killed him. There’s no evidence in the case files that detectives even examined Lam’s phone records, or those of his sister.

Several weeks after the killing, San Francisco detectives received a handwritten note identifying a suspect, complete with name, address and telephone number. The suspect was described as a former South Vietnamese police official who had conducted interrogations of suspected Communists back in Saigon. The note said the man was now a member of a militant anti-Communist organization: the Front.

The San Francisco detectives had the message translated into English. But they never followed up on the lead. In a homicide case file running hundreds of pages, there is no sign the detectives ever interviewed the man identified in the handwritten note.

ProPublica and Frontline located the man in San Jose and interviewed him. He said it was true that he’d once been a police officer in Saigon. But he insisted that he wasn’t involved with the Front and hadn’t killed Lam.

Asked if he had ever spoken to the San Francisco police about the killing, he answered quickly: “No.” He said he had spoken briefly with FBI agents some 15 years after the murder.

Whether or not the man was connected to Lam’s murder, the fact that the authorities left the lead completely unexplored for so long gnaws at Lam’s family and friends.

Lam’s supporters eventually began beseeching the FBI and federal prosecutors to get involved. They insisted that not only was Lam’s murder political, but that a spate of violent acts had been carried out against others open to a nonviolent relationship with Communist Vietnam. Ultimately, they wrote directly to Joseph Russoniello, then the U.S. attorney in San Francisco, saying the case had been “bungled” by the San Francisco detectives “who refused to investigate potential political motives for the murder.”

Russoniello was moved to send a note to the FBI, asking if there was any reason to believe the killing of Lam was a terrorist act. A senior FBI agent came to his office to assure him there was not.

The FBI stuck to that conclusion even after more journalists were killed in what appeared to be political assassinations. When magazine publisher Pham Van Tap was murdered in Southern California in 1987, federal agents in Los Angeles saw a similarity between his murder and that of Lam. Theyreached out to their colleagues in San Francisco, asking for their files on Lam’s killing.

“SFPD and FBI investigations determined that Lam’s murder was for personal reasons and that there was a lack of evidence suggesting any political motivation,” an investigator in San Francisco wrote back. Drafted by a member of an FBI anti-terror squad, the memo was marked “secret” and sent in December 1987. The FBI redacted the name of the agent before declassifying the document and releasing it to ProPublica and Frontline.

Today, Nancy Duong keeps a black-and-white photo of her brother next to a small Buddhist altar. In the picture, Lam is young and smiling.

“I don’t know what happened to my brother,” she said, “even now.”

If the FBI was stymied in solving individual crimes it suspected were committed by the Front, there was another way the agency could have built a case against the group.

The U.S. Neutrality Act makes it a federal crime for any U.S. citizen or resident to financially support or take part in “any military or naval expedition” against a state “with whom the United States is at peace.”

The Front never tried very hard to hide the fact that it was engaging in conduct that violated the act.

It held public events in cities across the country, imploring attendees to donate money to its war effort. Photos of “resistance rallies” in Santa Ana, California, Los Angeles and Washington, D.C., show giant crowds gathered to support the cause. The FBI found that the Front ran ads in the Vietnamese-American press directly linking donations to weapons; writing a check to the organization, the ads promised, would allow it to purchase arms such as assault rifles and shoulder-fired rockets.

And then there was the military base the group established in Thailand, from which it would try to invade Vietnam. Photographs and film clips of the training at the camp were used to raise more money, and one clip was featured in a story about the Front’s military ambitions broadcast nationally on CBS television.

But a review of thousands of pages of FBI investigative files, as well as interviews with former agents and prosecutors, turns up no serious discussion of making a Neutrality Act case — even after the FBI came to suspect the Front of carrying out assassinations on American soil.

ProPublica and Frontline asked the FBI and the U.S. attorney in San Francisco why the Front had never been prosecuted for raising money with the aim of toppling the government of Vietnam. Neither provided an answer.

Tang-Wilcox, one of the top agents on the Front investigation, said she did not think making such a case would have been feasible given the politics of the 1980s.

At the time, the U.S. had committed to what became known as the Reagan Doctrine, under which America would support armed anti-Communist movements. The U.S. was backing rebels fighting the Soviets in Afghanistan, a proxy army in the Angolan civil war and, infamously, the Contras fighting in Nicaragua.

Eugene Kontorovich, a professor at the Northwestern University School of Law who has written widely on the Neutrality Act, said he was not surprised no case was made against the Front. Neutrality Act prosecutions are extremely rare, he said, even when individuals and groups are clearly violating “the core of what the act prohibits.” The rarity of such cases, he said, could leave any effort to bring one open to allegations of selective prosecution.

On Neutrality Act cases, Kontorovich said, “no prosecutor is eager to be a pioneer.”

Though federal prosecutors did not act on evidence that the Front was violating the Neutrality Act, records and interviews show an array of federal agencies — the State Department, the CIA, the Department of Defense — were well aware of the group’s activities and aims.

In fact, Hoang Co Minh, the Front’s leader and the man who oversaw the group’s training camp in Thailand, at one point met with a State Department official in Bangkok to discuss his plans for invading Vietnam, according to an interview with a retired State Department employee and the memoir of a former Front leader.

But the man the Front counted as its most important contact in the American government was Richard Armitage.

Armitage was a man with a long and deep history in Vietnam. He served as an officer in the U.S. Navy during the war, and met and befriended Minh in the 1970s. Armitage was later tasked with assisting the evacuation of the South Vietnamese Navy and its officers as the fall of Saigon loomed. Armitage went on to serve as a senior official in the Department of Defense in the Reagan administration, overseeing policy for Southeast Asia. He also served as a deputy secretary of state for George W. Bush.

The FBI interviewed Armitage during its investigation of the Front. The substance of that 1991 interview was written up in a formal debriefing memo, known in FBI parlance as a 302 document. Armitage told the FBI that he had stayed friends with Minh for years after his arrival in the U.S. in 1975. He also told the FBI that he believed the Front to be capable of political assassinations, and that he had heard rumors that the Front was indeed carrying out such killings in the U.S.


Armitage would not agree to an interview with ProPublica and Frontline. But he did respond to written questions. Armitage wrote that he had considered Minh “one of the finest officers” he’d met in Vietnam. He confirmed that he had told the FBI about the rumors of the Front killing people in the U.S., and acknowledged that he had not informed anyone in law enforcement about those rumors prior to the 1991 interview.

Armitage told ProPublica and Frontline that he had considered Minh’s idea of invading Vietnam “a fool’s errand.” But, Armitage said, he had been of some assistance to Minh when the guerilla commander was setting up his camp in Thailand: Armitage said he had vouched for Minh to his Thai counterparts.

ProPublica and Frontline found no evidence that any U.S. government agency financed the Front. Indeed, Armitage wrote that he had made clear to Thai officials that there was no formal program for the U.S. to provide support for Minh’s military aims.

Still, Armitage’s help seems to have paid off: A Thai general named Sutsai Hatsadin became the Front’s patron, allowing Minh to set up his guerrilla base on a remote parcel of heavily forested land in Northeast Thailand, not far from the Mekong River and the border with Laos.

Located atop a hill, Minh’s base was a grueling six-hour hike from the nearest village. In time, he and his followers cleared trees and built a collection of rudimentary wooden structures. He drew a few hundred men to the encampment, training them in guerrilla tactics and equipping them with small arms and fatigues.

A declassified 1984 CIA cable says Minh and his troops were funded by money contributed by Vietnamese refugees as well as “modest clandestine support from ‘certain elements’ of the Royal Thai Army.” Money raised by the Front in the U.S. was at times transported to Thailand by courier.


The group’s fundraising had allowed it to buy a variety of light combat weapons, including AK-47 and M16 rifles and M72 anti-tank rockets, according to interviews with Front members as well as other anti-Communist combatants in the area at the time. Minh’s plan was to move east, crossing the Mekong and trekking over the breadth of Laos before stealing into Vietnam.

After a long truck ride over a series of slippery mud roads through the Thai countryside, ProPublica and Frontline found one of Minh’s old Laotian allies living in a rural farming hamlet. The man said Minh was brutal about punishing those who lost heart for the mission. The Laotian fighter, as well as five men who had joined the Front and traveled to the camp in Thailand, said that Minh had executed as many as 10 of his own soldiers for insubordination or lack of devotion. It is possible one or more of them were U.S. citizens.

The FBI had received at least one report of killings in the camp. A Front member escaped in 1986 and contacted the bureau in Honolulu, telling agents that two recruits had been murdered at the camp. It is not clear what the FBI did with the information.

The indictment announced on April 10, 1991 by federal prosecutors in San Jose seemed like the break that could finally end the Front’s terror campaign. Five Front officials were charged with taking tens of thousands of dollars raised for the war effort overseas for their personal use, and then not paying taxes on that money.

“The diverted donations constituted income to the defendants, which they failed to report or account for to the Internal Revenue Service,” read the charging sheet.

Two of the defendants faced up to 20 years in prison. Another was looking at 15.

Doug Zwemke, a former San Jose police sergeant who helped federal prosecutors build the tax case, said he was convinced it would eventually get the defendants to “roll,” providing information about the Front’s violence against journalists and others in exchange for lighter sentences.


“To err is human,” Zwemke said, “to snitch is divine.”

“So you would have rolled them, and they would have gone,” Zwemke said. “And then you would start filling in the organization chart.”

Quite possibly, he said, the authorities could have gotten information on, and then indictments of, “the hitters, the murderers.”

“It could have opened a lot of doors,” said Zwemke.

The case was years in the making, and it had begun with a tip from one of Zwemke’s informants in San Jose, a hub for Vietnamese Americans.

Working with the FBI and Zwemke, agents for the IRS painstakingly traced money as it moved through a tangle of Front-controlled bank accounts and businesses between 1984 and 1987. Funds poured into Front bank accounts in California from donors all over the world. The group transferred large sums to Bangkok, presumably for the use of the soldiers in Thailand. But some of the money allegedly wound up in the personal accounts of top Front personnel, including Minh’s brother, Hoang Co Dinh, who used three aliases. (Dinh refused to talk about the case with ProPublica and Frontline.)

The indicted Front members insisted they were innocent.

As part of their defense, their lawyers argued that the Front members were immune from prosecution because they had struck a secret deal with the CIA and the Department of Defense. In exchange for their help in locating American prisoners of war in Vietnam, the agencies had given the Front permission to do as it wished with the money raised in America.

Prosecutors scoffed at the claim. One defense lawyer, interviewed recently, insisted there was evidence to substantiate the men’s assertion, but the lawyer would neither disclose nor discuss it.

ProPublica and Frontline sought to obtain the entire case file to reconstruct what happened. Surprisingly, staff at the federal courthouses in San Jose and San Francisco said the file had been lost, and the Federal Records Center, which archives old court records, was also unable locate the documents.

The office of the current U.S. attorney in San Francisco would not discuss the case. The Department of Defense and CIA also both refused to talk about the Front.

The few court records that have survived, as well as interviews with some of those involved, show the case came to a sudden, anticlimactic end.

On January 4, 1995, some four years after the indictments had been announced, U.S. District Judge James Ware held a hearing on a motion made by lawyers for the Front members. The lawyers argued that their clients had been denied their right to a speedy trial. The judge, embarrassed, conceded that they were right, and dismissed the case.

Zwemke said he heard about the dismissal in a phone call from the prosecutor’s office. The assistant U.S. attorney said little more than, “Sorry, I wasn’t watching the clock,” Zwemke recalled.

“You got to be kidding me.”

Prosecutors determined they could not refile the charges — many of the alleged offenses had occurred a decade earlier and law enforcement officials said the legal window for bringing a new case had expired. Investigators concluded that finding newer evidence would be difficult, as the Front had improved its bookkeeping.

“They had started being careful about what they were doing, so that paper trail that had been there before, now was not going to be there,” said Tang-Wilcox, the former FBI agent.

The moment she had waited for, a case that might crack the Front, “was gone,” she said.

Zwemke was devastated. Among other things, the informant who had first brought him the tip had been killed in the course of the investigation.

“Whether he was murdered for helping me or because of the Front,” Zwemke said, “the murderer has never been caught.”

News of the case’s dismissal “sent shock waves” through a Vietnamese-American community already skeptical about how much priority U.S. law enforcement put on investigating the Front’s violence, according to an FBI memo. The bureau concluded that the outcome — on “a technicality in the law” — had only deepened cynicism among Vietnamese Americans.

Later in 1995, Louis Freeh, then the director of the FBI, visited the San Francisco office, where Tang-Wilcox had been grinding along in her pursuit of the Front.

For years, often working solo, she had pulled together a mountain of files from agents across the country, and had scoured them for ways to connect the group to more than two dozen criminal acts.

Finally given an audience with Freeh, Tang-Wilcox said she made a direct plea to him in front of other agents: Either give me the resources to pursue this case or shut it down.

Nearly 15 years after Lam’s murder gave an early intimation of the Front’s tactics, Freeh decided to make the group a priority. The investigation was formally declared a “major case” on organized crime and domestic terrorism grounds, a move that brought it additional agents.

Teamed with roughly half a dozen agents, Tang-Wilcox did considerable work. She traveled to France to interview a writer who had been beaten into a coma in Orange County’s Little Saigon in 1988. Her colleagues in the Washington, D.C., area conducted some 200 interviews on the murders of Le Triet and Do Trong Nhan, slain colleagues at Tien Phong magazine.The bureau’s crime lab re-examined forensic evidence collected years before by local police in different jurisdictions; in the case of Lam, for example, the agents tried to match the bullet pulled from his body to firearms in an FBI database.

The bureau code-named the investigation VOECRN, for the Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation. Investigators believed the Front used the name to take credit for terror acts and killings that it carried out. The files contain offers by people to work as informants; there are lists of those suspected of being “assassins,” making clear agents believed the Front had a death squad, one known as “K-9.” There are Front organization charts, as well.


The files — from both before and after the investigation was made a major case — also capture the agents’ mix of occasional optimism and consistent frustration. In one memo, an agent lamented the “overwhelming complexity” of the investigation. Part of that complexity owed to the fact that there was violence being committed in Vietnamese-American communities by gangs and extortionists. Any individual act of violence, the agents wrote, could have multiple explanations. And then there was what one memo called the “inherent distrust of law enforcement and government” among Vietnamese Americans.

Internally, agents acknowledged one looming price for failing to solve these crimes. A note written by an agent in Los Angeles in 1991 warnedsuperiors about the risks of prematurely closing the investigation.

“The FBI would have to be prepared to answer questions either now or in the future from congressmen and Vietnamese lobbyists as to why the investigation was closed,” the agent wrote. Among other things, the agent wrote, the FBI would have to explain how after so many years it had failed to infiltrate the top ranks of the Front.

Interviews with former agents and prosecutors who worked on the case suggest that despite the infusion of resources in 1995, many agents regarded it as a bastard child within the FBI. One retired agent who worked on the probe described it as a “wild goose chase” propelled by nothing but “conspiracy theories.” Another former agent voiced disdain for the victims, saying their decisions to be outspoken about controversial issues rendered them undeserving of sympathy.More than one former agent criticized Tang-Wilcox’s leadership, suggesting she was in over her head.

“It wasn’t something every agent wanted to take on,” Tang-Wilcox acknowledged.

By contrast, agents were eager to join the hunt for the Unabomber, the anarchist who authored a 35,000-word anti-technology manifesto and mailed explosives to airline executives, academics, and others. The task force searching for the serial bomber — he killed three and injured 24 — swelled to over 150 full-time personnel, many of them based in the San Francisco office. Thanks to a tip from the killer’s brother, the FBI captured him in 1996.

The years it took federal agents to fully recognize the political nature of the violence against Vietnamese-American journalists were costly.

ProPublicaand Frontline’s examination shows that in 1995, when the FBI finally went to pull together the 30 death threats and claims of credit that agents suspected had been issued by the Front, it realized that 19 of the original documents had either never been collected or been destroyed or lost.

And while FBI records show agents subpoenaed phone records on some 80 people, Tang-Wilcox said the bureau never developed enough detailed information to get a judge to approve a wire-tap. Such setbacks, agents and prosecutors acknowledge, help explain why, even though federal grand juries were convened in the Bay area in the 1980s and again in the 1990s, no indictments related to the violence were handed up.

Johnny Nguyen appeared before one of those grand juries. In the 1980s and early 1990s, according to the FBI, Johnny Nguyen owned a convenience store in Houston and worked in some capacity at a local law firm. He was known around Houston as a successful businessman. He was also a former sergeant in the South Vietnamese infantry and a proud member of the Front. To this day, he says he worships the Front’s founder, Hoang Co Minh.

The FBI, with the help of the Houston Police Department, sought to develop as much information as possible on Johnny Nguyen. One informant told agents that as “chief assassin for the Front’s K-9 group,” Johnny Nguyen had killed Dam Phong, the Houston newspaper publisher, “because he published articles which criticized the Front and its activities.” Other informants, the records show, backed that theory, including a former member of the Front.

Much about the nature of Johnny Nguyen’s grand jury appearance is unknown. The former agents and prosecutors are barred by law from discussing it. But Johnny Nguyen freely admits he testified, and he takes the lack of charges as evidence of his innocence.

After months of searching, ProPublica and Frontline found Johnny Nguyen, now in his 70s, wearing a dark suit at an annual memorial service in Houston for Hoang Co Minh. He said he never knew Dam Phong, much less harmed him. He flatly denied that he was ever a member of K-9.

“Police bullshit,” he said.

Asked if the Front had ever been involved in violence against its critics, Johnny Nguyen said, in both Vietnamese and English, “Never.”

Johnny Nguyen is a proud man. These days, he runs a driving school. And while he acknowledged he needed to renew his own license, he was intent on demonstrating he was no enfeebled senior. At one point, he took off his jacket and shirt and showed off his biceps.

Of those who thought him capable of murder, he said, “I told them, ‘Okay, go and tell the FBI that I’m the K-9. Tell the FBI to lock me up.’ I told them, ‘No proof. No evidence.’ “

“They quiet.”

The FBI’s renewed push to crack the Front in 1995 lasted a couple of years. The bureau would not say when exactly the domestic terror case was formally closed. But the statement the FBI provided in response to our detailed questions about their inquiry could well have been issued 20 years ago:

“These cases were led by experienced FBI professionals who collected evidence and conducted numerous interviews while working closely with Department of Justice attorneys to identify those responsible for the crimes and seek justice for the victims. Despite those efforts, after 15 years of investigation, DOJ and FBI officials concluded that thus far, there isinsufficient evidence to pursue prosecution.”

In her interview with ProPublica and Frontline, Tang-Wilcox went further. She expressed regret.

“I do feel badly,” she said. “I was never able to bring someone to justice, to bring closure to those victims’ families.”

With the closing of the federal investigation, the homicide cases — Le Triet and Do Trong Nhan in Virginia, Pham Van Tap in Garden Grove, California, Nguyen Dam Phong in Houston and Duong Trong Lam in San Francisco — were returned to the local police, allowing them to keep hunting for the killers if they so desired.

There doesn’t seem to have been much appetite at the local level to continue the investigations.After months of trying to meet with cold case detectives at the San Francisco Police Department about Duong Trong Lam’s killing, ProPublica and Frontline recently got a call.

The detectives couldn’t talk about the case. They said they had just fished the files out of the archives and started reading them.
Part III:A Second Exile

Coming soon. In the final chapter of “Terror in Little Saigon” hear the stories of survivors — in pain and fear decades later.

A Note on Names

We’ve tried to render names as the people in the story prefer. Vietnamese names are generally given in the Vietnamese fashion: family name first, middle, and given name. For example, Duong Trong Lam. Vietnamese Americans who typically prefer ordering their names in the opposite way are referred to in that manner.

Additional reporting by Richard Rowley of Frontline. Design and production by David Sleight, Hannah Birch and Emily Martinez. Illustrations by Matt Rota.


A.C. Thompson covers criminal justice issues for ProPublica. He has been a reporter for 12 years, mostly in the San Francisco Bay area.





Tổng số lượt xem trang