Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Tâm sự của một người Việt “nghiện” ăn cắp ở Nhật

-Tâm sự của một người Việt “nghiện” ăn cắp ở Nhật
Do thu nhập thấp, còn phải lo khoản nợ ở quê nên nhiều người Việt sang Nhật Bản rất thích đi siêu thị mua đồ và bỏ qua khâu thanh toán, nhiều lần thành nghiện.

Hình ảnh siêu thị ở Nhật Bản. Ảnh minh họa.


LTS:

Bấy lâu nay, câu chuyện "Người Việt xấu xí ở nước ngoài" vốn đã âm ỉ và tạo ra những luồng quan điểm khá trái ngược nhau. Tuy nhiên, có một thực trạng là chuyện "hình ảnh người Việt" ngày càng trở nên quan trọng hơn, có ý nghĩa hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Có thể nói, hình ảnh, hành động, cách cư xử... của mỗi cá nhân người Việt khi ra nước ngoài có phần nào làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia.

Báo điện tử Infonet bắt đầu cho đăng tải loạt bài "Người Việt xấu xí ở nước ngoài" không nhằm mục đích gì khác ngoài việc tạo ra cơ hội để chúng ta cùng nhìn lại "điểm xấu" của chính mình và cùng nhau tìm ra giải pháp hạn chế, thay đổi, với tinh thần xây dựng hình ảnh chung.

Mọi thắc mắc, góp ý, tham gia đóng góp bài viết của quý độc giả xin vui lòng gửi về địa chỉ thư điện tử: toasoan@infonet.vn

------------------------------

Lấy cả tủ lạnh trong siêu thị

Anh Vũ Văn H. trú tại Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội kể anh từng có thời gian 2 năm sống ở Nhật Bản và khi cộng động mạng chia sẻ về hình ảnh người Việt ăn cắp ở nước ngoài, anh H. cho rằng nếu ai đã đi Nhật Bản mới thấy việc “cầm nhầm” này hoàn toàn là điều bình thường, thậm chí có người còn nghiện ăn cắp vì quá dễ lấy.

Anh H. kể vào năm 2006 -2008 anh sang Nhật Bản làm nghiên cứu sinh vừa học vừa làm ba năm. Đây là khoảng thời gian anh H. cảm nhận được cuộc sống văn minh ở nước này và thực sự khiến anh khâm phục.

Anh thích không khí giao thông ở nước bạn và thèm một ngày nào đó nước mình được như thế. Khi anh sang đường, tất cả các xe ô tô dừng lại cho anh sang dù lúc đó là đèn đỏ. Một số lái xe không phanh kịp, họ xuống xe cúi đầu ra hiệu xin lỗi anh.

Ở nước văn minh như thế, siêu thị của họ không có bảo vệ và không phải gửi túi xách. Có lẽ đây là “cơ hội” cho những người có tính tắt mắt ăn trộm.

Anh H. kể một đôi giày ở Nhật có giá 10 đến 20 triệu đồng (đã quy đổi) thì người nào có tiền để mua? Thay vì phải trả tiền, họ cứ thể bỏ vào túi rồi ra về như không có gì. Bản thân anh H. nhiều lần đi siêu thị không phải trả tiền rất thành công. Anh kể có lần phòng của anh không có tủ lạnh, sau nhiều lần trộm các đồ lặt vặt thành công, anh và bạn vào siêu thị ôm hẳn cái tủ lạnh hơn 200 lít lên xe đẩy và ra về như không có gì và việc "mua đồ không trả tiền" lần nào cũng trót lọt.

Ham đồ Nhật Bản, anh H. kể nói đến quần áo thì không phải bàn đặc biệt là đồ lót hầu như các anh vào siêu thị mặc thích là mang về, không có ai kiểm tra đòi hóa đơn hay xem mã hàng như ở Việt Nam.

Không chỉ lấy đồ quỵt tiền cho bản thân mình dùng, anh H. còn lấy cả cho người thân gửi về Việt Nam. Cho đến nay, một số đồ anh mang từ Nhật về vẫn sử dụng rất tốt. Anh bao biện cho thói quen mua đồ không trả tiền của mình ở Nhật Bản là thu nhập của mình thấp còn hàng ở đó chất lượng, đắt đỏ nên đành trở thành "tên trộm bất đắc dĩ".


“Bần cùng sinh đạo tặc”


Anh H. nói thu nhập của anh vừa học vừa làm là 17 triệu đồng tiền Việt 1 tháng. Trong khi đó, anh H. phải chi trả các chi phí ăn ở, bên Nhật cái gì cũng đắt, thậm chí để ăn mớ rau người ta phải chi gần trăm nghìn đồng.


Với nhiều người Việt ở Nhật nhất là công nhân xuất khẩu lao động, hay những những nghiên cứu sinh họ không có tiền, mua đôi dép, chiếc quần lót cũng là một khoản phí mới sinh ra trộm cắp vặt như thế. Mặc dù biết việc lấy hàng quên trả tiền là xấu nhưng vì không có tiền mua nên anh và các bạn coi đó là điều bình thường và nó thực sự gây nghiện.

Trầm ngâm một hồi, anh kể các cụ bảo “bần cùng sinh đạo tặc” cũng không sai, ở hoàn cảnh ấy nếu mình không lấy có khi còn bị bạn bè gọi là thằng ngu. Anh H. kể người bạn thân của anh còn thường xuyên vào các shop thời trang lấy quần áo sau đó gửi về Việt Nam qua đường xách tay hàng không để về Việt Nam bán hàng xách tay. Đồ Nhật thực sự đẹp và rất đắt nên đành phải lấy trộm.

Anh H. cũng từng sang các nước khác như Singapore, Đài Loan nhưng anh cho biết thực sự đồ Nhật hút người ta và khiến người ta muốn lấy trộm chứ đồ của các nước khác, không ai thích như đồ Nhật Bản.

Không chỉ ăn cắp đồ dùng sinh hoạt, anh H. kể xe đạp, xe máy ở Nhật người ta không khóa, họ để ở đường rất bình thường và người ta có thể lấy đi lại thoải mái và quên không trả lại. Anh H. còn khoe anh quen một nhóm người Việt chuyên lấy trộm xe đạp Nhật của các bà nội trợ rồi gom lại, chuyển về Việt Nam bằng đường biển và bán lại cho những người có nhu cầu. Mười năm về trước, xe đạp Nhật bãi luôn là lựa chọn của các gia đình đặc biệt ở nông thôn.

Khánh Ngọc
-Phản biện bài viết Nghề Ăn Cắp Của Người Việt tại Đức của Phạm Thị Hoài Thạch Đạt Lang
-Con ơi giữ lấy nghề cha
Một ngày chôm, chỉa bằng ba năm làm!


Nước Đức có 2 cộng đồng? (Ảnh em bé cầm 2 cờ trong cuộc biểu tình chống TQ ở Frankfurt hôm 5/6/2011
Sau hơn 2 tháng đi chu du các cõi ta bà thế giới, từ Frankfurt qua San José, Orange County (California), đến Houston (Texas) rồi Calgary, Canada, tôi trở về Đức.



Hai tháng hơn không có đồng hồ báo thức, ăn ngủ kỹ, không màng đến thời sự thế giới lẫn Việt Nam, chỉ tận hưởng những niềm vui, cảnh đẹp, thức ăn ngon, lạ…nhất là ở Calgary, thăm viện bảo tàng Dinosaur, lễ hội Cowboys độc nhất còn lại của Canada với những bữa ăn sáng, trưa chùa ( không phải trả tiền ) thật ngon.

Trở về Đức, vào đọc Đàn Chim Việt infos, gặp ngay bài của Phạm Thị Hoài viết về tật ăn cắp vặt của người Việt Nam tại Đức, tôi khá ngỡ ngàng.

Tôi không ngỡ ngàng về chuyện ăn cắp vặt của người Việt Nam tại nhiều nước trên thế giới, nhưng tựa bài khiến tôi ngạc nhiên, bởi nó ngụ ý chua chát, mỉa mai, đồng thời có nhiều điểm có thể gây hiểu lầm, phẫn nộ cho nhiều người, nhất là những người Việt Nam tị nạn cộng sản ra đi từ miến Nam sau năm 1975.

Do đó, tôi đã viết ngay một ý kiến phản biện bài viết, nhưng rồi cảm thấy chưa nói đủ, đành phải viết thêm bài phảm biện này cho độc giả được rõ ràng hơn về cộng đồng người Việt Nam tại Đức.

Điểm sai lầm quan trọng trong bài của Phạm Thị Hoài là không nói rõ người Việt Nam tại Đức có 2 cộng đồng, phân biệt rõ rệt như các tác giả Đỗ Trường và Người Buôn Gió ( Bùi Thanh Hiếu ) đã viết trong các bài tôi được đọc trước đây trên ĐCV.
Hai cộng đồng này không hề có liên lạc, sinh hoạt hay dính dáng gì đến nhau và cũng gần như phân chia ranh giới rõ ràng. Cộng đồng mà Phạm Thị Hoài nói đến chủ yếu nằm ở Đông Berlin, miền đất thuộc cộng sản Đông Đức trước đây. Cộng Đồng của người Việt tị nạn CS nằm bên phần đất phía tây của Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Cộng đồng thứ nhất, có tên Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản, thành lập vào những năm đầu của thập niên 80. Trước tháng 4/1975 chỉ có khoảng 200 sinh viên Việt Nam du học từ miền Nam tại Tây Đức cũ ( BRD=Bundes Republik Deutschland=Cộng Hòa Liên Bang Đức ). Do số lượng ít ỏi nên chưa hình thành được một cộng đồng VN.

Đến đầu thập niên 80 số lượng người Việt Nam ở Tây Đức tăng lên do chính phủ Đức nhận theo quota của chương trình ODP, cộng với số thuyền nhân do các thương thuyền của Đức cùng với gần 10.000 người do tàu Cap Anamur của Tiến sĩ Rupert Neudeck vớt ở biển Đông, cộng đồng này gồm hầu hết những người ra đi từ miền Nam Việt Nam, ngoại trừ số người Hoa trên tầu Hải Hồng và một số ít người Bắc ra đi từ Hải Phòng được thương thuyền Đức vớt.

Tổng cộng đến cuối năm 1986, cộng đồng Người Việt Tị Nạn CS (viết tắt CĐNVTNCSVN ) có khoảng 40.000 người, phân tán, rải rác trong nhiều tiểu bang, thành phố chứ không túm tụm lại thành một nhóm hay khu phố.

Do có chính sách giúp đỡ, tái định cư rõ rệt, tất cả những người Việt Nam đến Đức theo chương trình ODP hoặc được tàu Đức vớt, đều được chính phủ Đức, các hội thiện như Caritas, Hồng Thập Tự…giúp đỡ trong chuyện học hành, đào tạo nghề nghiệp, tìm kiếm nhà cửa, việc làm, trường học…

Do đó, hầu hết đã nhanh chóng ổn định đời sống, dễ dàng hội nhập vào đời sống mới, hoàn toàn không có việc trộm cắp, buôn bán ma túy, thuốc là, cướp của giết người hay thanh toán nhau để tranh giành ảnh hưởng, khu vực làm ăn.

Cộng Đồng NVTNCSVN trong thời gian đó đã có rất nhiều sinh hoạt văn hóa, xã hội, chính trị…giới thiệu với người dân Tây Đức về đất nước Việt Nam như tổ chức Tết Việt Nam, giỗ tổ Hùng Vương, biểu tình chống chế độ cộng sản ngày 30/04 tại Bonn ( thủ đô của Tấy Đức cũ )… tạo được nhiều thiện cảm, ấn tượng đẹp đẽ với người dân Tây Đức.

Cộng đồng NVTNCS này hầu như không có liên hệ gì với những sinh hoạt của tòa đại sứ CSVN, ngoại trừ một thiểu số rất ít, dính dáng chuyện giấy tờ hộ tịch, hôn thú, visa…

Xin nói về cộng đồng thứ hai, cộng đồng mà Phạm Thị Hoài đề cập trong bài.

Trước tháng 09 năm 1989 có khoảng 60.000 Việt Nam sống, du học và làm việc theo dạng khách thợ (Guest Worker) ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức cũ (DDR=Deutsche Demokratie Republik), đa số sống ở phía đông Berlin và các thàn phố Leipzig, Dresden, Cottbus…Khi bức tường Berlin sụp đổ, một làn sóng người dân Đông Đức tràn qua Tây Đức trong số có nhiều người VN nói trên.

Ngày 3.10.1990 nước Đức thống nhất, cái tên DDR hoàn toàn bị xóa xổ, 60.000 người VN đột nhiên trở thành một gánh nặng cho chính quyền Đức, họ sống chùm đụp vào nhau, làm đủ mọi nghề nghiệp để sinh tồn vì không còn nhà máy, không cò chỗ làm, không nơi cấp dưỡng…

Trong lúc giao thời, một số lớn bung ra tham gia vào sinh hoạt buôn lậu thuốc lá, thành lập băng đảng tội phạm đưa người nhập cảnh lậu từ biên giới Ba Lan vào Đức.

Sau khi kế hoạch giao trả 60.000 người khách thợ lại cho cộng sản VN bất thành vì sự gian trá, bội tín của chế độ CSVN, dù đã ký kết hiệp ước và chi trả 100.000.000 Đức Mã ( Deutsche Mark khi chưa có đồng Euro ), chính phủ Đức quyết định tái định cư 60.000 người này dù gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại vì gánh nặng tài chính cho việc thống nhất, trong đó chỉ riêng việc tái định cư cho đám hồng quân Liên Xô đóng trên Đông Đức cũ cũa đã tốn 150 tỉ Euro ( 150.000.000.000 ), chưa kể việc xây dựng lại hệ thống Infastructure trên phần đất mà chế độ CS Đức cai trị mấy chục năm dài đã bị xuống cấp thê thảm.

Cộng đồng VN thứ hai này được thành lập với con số 60.000 người, nay phát triển lên với khoảng 85.000 người. Do không có chính sách trợ giúp rõ ràng nên hầu hết những người khách thợ này phải mưu sinh bằng mọi cách, đủ mọi ngành nghề từ hợp pháp đến bất hợp pháp, từ mở nhà hàng, tiệm may, sửa, buôn bán quần áo jeans dỏm đến làm nail, buôn thuốc lá lậu…

Với chính sách cấp Duldung ( tạm dung ) và cho phép cư trú có thời hạn ( Begrenzte Aufenthaltsgenehmigung ) nếu chứng minh được đang có thu nhập hoặc nghề nghiệp tự sinh sống, những người Việt Nam nói trên được phép ở lại nước Đức. Theo thời gian, dần dần hầu hết trở nên hợp pháp, được nhập quốc tịch, bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam sang đoàn tụ …
Đa số sống lương thiện nhưng cũng không ít những kẻ chỉ mong làm giầu nhanh chóng, bất chính, một số trong họ thành lập băng đảng, cấu kết với tòa đại sứ CSVN ở Berlin, tổ chức đưa người nhập cảnh lậu qua Đức, Thụy Sĩ…bằng nhiều cách.

Việc thanh toán nhau đẫm máu giữa các băng đảng Quảng Bình, Nghệ An…tranh giành ảnh hưởng, khu vực làm ăn đã một thời làm ồn ào xã hội Đức ở Đông Berlin.

Bà Phạm Thị Hoài khi viết bài đã không nói rõ nước Đức hai cộng đồng, có thể chi do vô tình nhựng chắc chắn gây ngộ nhận về toàn thể người Việt đang sinh sống tại Đức.

Bài viết của Phạm Thị Hoài cũng không nói rõ nguyên nhân gây ra bệnh ăn cắp của người Việt ở Đức trong cộng đồng mà bà đề cập tới, mà cũng không riêng gì ở Đức, báo chí hàng ngày đăng rôm rả việc tiếp viên hàng không VN bị bắt vì ăn trộm hàng hóa trong siêu thị ở Nhật, Úc…, nguyên nhân chính là do chế độ cộng sản Việt Nam khốn nạn, gian manh, xảo quyệt, tàn ác, hèn nhát…mà Nguyễn Thiện Nhân là một trong những tên lãnh đạo đã gây ra.

Xã hội nào, con người đó. Khi những tên lãnh đạo cao nhất điều hành đất nước bằng ăn cắp, tham những, hối lộ, rút ruột công trình, bán đất bán biển.. để làm giầu với hàng trăm triệu, hàng tỉ đô la Mỹ không bị lên án, kết tội, tất nhiên đất nước đó sẽ sinh sản ra những con người mới nứt mắt đã thạo nghề hai ngón.

Tuy nhiên, nếu chỉ kết tội những kẻ ăn cắp từ vài trăm đến vài ngàn Euro mà quên đi những kẻ ăn cắp bạc tỉ đô la Mỹ thì thật cũng đáng buồn.

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt






Nghề ăn cắp của người Việt ở Đức  PHẠM THỊ HOÀI JULY 28, 2015
Có lần tôi đi một phiên tòa xử nhanh hai thanh niên Việt Nam ăn trộm trong cửa hàng. Một chàng diện Nike Air Max chói chang Một chàng quần bò Dolce Gabbana rất xước. Cả hai đều mới sang Đức hai tuần trước, đơn xin tị nạn còn chưa nộp. Họ ăn trộm phụ kiện, nước hoa và mỹ phẩm trị giá gần 1000 Euro, trong một cửa hàng mà họ hiển nhiên là những vật thể lạ. Xã hội tư bản tân tiến một thế kỷ rưỡi sau Marx đã xóa đi nhiều ranh giới giữa các giai cấp đối kháng, song lại mở rộng khoảng cách giữa các đẳng cấp. Hai thanh niên Nghệ An này chỉ cần đặt một nửa bàn chân vào cửa hàng đó là toàn hộ hệ thống báo động của nó đã đỏ rực. Hình phạt cho mỗi chàng là một cuối tuần quản thúc, tức chiều tối thứ Sáu khăn gói đến Nhà Quản thúc Thanh thiếu niên ở, chiều tối Chủ nhật được về. Đại diện tư pháp cho thanh thiếu niên cằn nhằn rằng thế hơi nặng, phạt lao động công ích là đủ rồi. Công tố viên nhún vai. Thẩm phán thở dài, biết rằng sớm muộn cũng gặp lại họ, nhiều phần sớm hơn phần muộn.


Người Việt ở Đức hoàn toàn vắng mặt trong những tội phạm cỡ lớn như khủng bố, đe dọa an ninh quốc gia; rất khiêm tốn trong những tội phạm tài chính và công nghệ cao; khá thứ yếu trong những lĩnh vực như ma túy, mại dâm...; quả thật không thể sánh vai các bạn thuộc khối Đông Âu cũ do Nga dẫn đầu; nhưng lừng danh trước hết với mafia thuốc lá lậu và ngay sau đó có thứ hạng đáng kể là những người ăn trộm, có lẽ chỉ đứng sau Rumani. Trong ba năm gần đây, mỗi năm cộng đồng 84.000 người Việt ở Đức phạm khoảng 5000 vụ hình sự, trong đó trên dưới 1000 vụ là tội ăn cắp. Để so sánh: cộng đồng Trung Quốc 110.000 người, mỗi năm trên dưới 200 vụ ăn cắp. Trừ tranh tượng nghệ thuật và bí mật công nghệ, nói chung không có thứ gì mà người Việt ở đây không thể và không nỡ ăn cắp, từ mèo nhà hàng xóm, xe nôi, xe đạp, hộ chiếu, thẻ tín dụng, điện, nước, biển số, đến nhân thân, vịt trời...; làm nấm ăn cắp nấm, làm xúc xích ăn cắp xúc xích, làm quán ăn cắp tất cả những gì không còn nguyên niêm phong; song phổ biến nhất là ăn cắp trong cửa hàng. Có thời, đồ ăn cắp được bày ngang nhiên ở nhiều góc Trung tâm Thương mại Đồng Xuân, khu chợ Việt Nam nổi tiếng tại quận Lichtenberg. Đồng bào xúm xít mua đồ tốt giá rẻ, từ hộp thuốc đánh răng, kem dưỡng da, rượu, cà-phê đến túi xách, áo da, quần bò hàng hiệu. Sự nghiệp bán thuốc lá lậu đã góp phần xây dựng cộng đồng người Việt ở miền Đông nước Đức trong 25 năm qua, song thời hoàng kim của nó đã là dĩ vãng, trong khi ăn cắp thì tương lai còn khá vững bền.

Người Việt bán thuốc lá lậu tại Đức - NGUỒN: SPIEGEL TV


Ta hãy nhớ lại: Ngày 10/5/1996, cuộc chiến giành quyền kiểm soát thị trường thuốc lá lậu ở Berlin giữa các băng đảng Việt Nam - mở màn ngày 6/12/1992 với một xác người Việt ở một bãi đậu xe tại quận Marzahn, Đông Berlin - đạt tới đỉnh cao ghê rợn: sáu người Việt bị hành hình trong một căn hộ chung cư cũng ở quận Marzahn, tất cả tay đều bị trói, mỗi người lĩnh chính xác hai viên đạn của băng Ngọc Thiện bắn vào đầu. Bốn ngày sau, để "tháng Năm đẫm máu" đi vào lịch sử tội phạm của thành phố này, băng Quảng Bình "bị hại" đáp lễ bằng ba xác người Việt vứt ở đường tàu quận Lichtenberg.



Một người Việt bị giết trong các cuộc thanh trừng của mafia thuốc lá - NGUỒN: SPIEGEL TV MAGAZIN


Mafia Việt Nam một thuở, nghe thì kinh, đếm xác nạn nhân càng kinh, song diện mạo thật thì thô sơ đến bất ngờ. Một số lính, được trìu mến hay trọng thị hay e sợ hay tất cả trộn lại – chỉ trừ không giễu nhại - gọi là "bộ đội", quân chủ lực của băng Quảng Bình, sa vào tay cảnh sát Berlin không phải như trong phim hình sự, sau những pha săn lùng, đột nhập nghẹt thở. Mà đơn giản là ngớ ngẩn. Sau một phiên tòa xử tội ăn trộm một chiếc sơ-mi, một bộ đồ tắm và một chiếc quần short trị giá gần 500 DM trong cửa hàng xa xỉ KaDeWe, bị cáo là một phụ nữ Việt nhất định không chịu rời khỏi phòng xét xử. Cô run rẩy bảo, "bộ đội" đang chờ trước cửa tòa án, "bộ đội" sẽ bắt cóc cô để tra khảo, dù cô không khai gì trước tòa. Một trong những "bộ đội" ấy, súng giắt cạp quần ngẩn ngơ, gần như lao thẳng vào tay cảnh sát, và ngay trong ngày hôm ấy sào huyệt của Quảng Bình bị lật tung, một trong hai khẩu Kalashnikov thu được ở đó chính là vũ khí đoạt mạng ba người ở đường tàu. Vài hôm sau, một trong những "bộ đội" đang bị truy nã cũng dính lưới, không phải trong khi chôn sống một ai đó ngoài rừng, mà trong khi ăn trộm tại một cửa hàng ở quận Lichtenberg.


Ăn cắp vậy là đã góp phần thanh toán mafia thuốc lá, chuyện của người Việt thường trớ trêu như thế. Không bao giờ nghề buôn lậu thuốc lá của người Việt ở đây còn đạt tới quy mô huy hoàng của những năm chín mươi đó nữa. Đức không còn là điểm đến hấp dẫn nhất. Chính ở thời điểm đó, Anh quốc nổi lên, với lợi nhuận kếch xù từ nghề trồng cỏ. Người Việt nghèo nhưng nhiều tham vọng. Họ muốn giàu, nhưng phải là giàu một cục, thật nhanh, thật xổi. Chắt chiu những đồng tiền lẻ để khấm khá dần lên từng đời như người Tàu ở nước ngoài thì chẳng bõ.



Tháng Ba năm nay, một phụ nữ Việt Nam vừa bị kết án hai năm sáu tháng tù vì tội bán đồ ăn cắp tổng trị giá 136.000 Euro trong cửa hàng châu Á này - NGUỒN: MORGENPOST SACHSEN

Tuy một bước đổi đời bằng nghề cầm nhầm thì khó, song ăn trộm ở đây một ngày vẫn hơn đi cày ở nhà cả tháng. Và khác xa huyền thoại, đồng bào tôi – nhất là thế hệ hai chàng Nike và Dolce Gabbana – còn thiếu cần cù hơn cả thiếu kiên nhẫn. Ăn trộm là nghề nhàn, dạo phố, tia hàng, đi làm như đi chơi mà thu nhập không thua đứng đường bán thuốc lá từ sáng sớm đến tối mịt, tức mỗi tháng trên dưới một ngàn Euro, chưa kể tiền nhà, tiền bảo hiểm y tế và khoảng 350 Euro trợ cấp tị nạn, tất cả do nhà nước trả. Môi trường lại vô tận, nhân loại còn thì siêu thị còn, siêu thị còn thì người Việt còn. Và gần như không mất vốn. Một cái kìm cắt tem từ. Một cái túi lót lớp giấy bạc để tránh báo động khi qua cổng từ, gần đây người Việt giàu sáng kiến còn khâu luôn lớp giấy bạc vào mặt trong áo khoác. Và không cần qua đào tạo. Hôm trước theo đàn anh đàn chị đi tia, hôm sau tự mình đã ngon lành khánh thành công ty một thành viên hai ngón. Và ít mạo hiểm. Khung hình phạt cao nhất là năm năm, nhưng có ăn cắp cả Nữ thần Chiến thắng lẫn bốn con ngựa trên cổng thành Brandenburger Tor cũng chưa chắc được tuyên bản án ấy. Xã hội càng yên thì luật pháp càng hiền. Trong thực tế, không mấy người Việt phải ngồi nhiều hơn vài ba tháng. Phần lớn chỉ phạt tiền, mỗi tháng trả dần vài ba chục, án tù thường chuyển thành chế độ hưởng án treo. Thanh thiếu niên chưa tròn hai mốt tuổi thường chỉ bị cảnh cáo, phạt lao động công ích, tức dọn dẹp lau chùi ngay trong trại, hay quản thúc cuối tuần. Có lần tôi suýt phì cười vì bản án dành cho một thanh niên Việt Nam ăn cắp 17 gói cà-phê: bắt về trại đi học tiếng Đức!


Thế là hôm ấy khi ra cửa, tôi bảo, hai cháu chịu khó đi học tiếng Đức nhé, đừng ăn trộm nữa.


Chàng Dolce Gabbana đáp, bọn phát-xít, nó xử oan, cháu có cầm đồ đâu.


Cầm đồ ở đây không phải là cầm đồ mà là cầm đồ. Tôi đã tưởng mình khá thông thạo ngôn ngữ của đồng bào ở Berlin, song có lần hỏi một chị làm nghề gì và nghe câu trả lời, em nhặt tay nhặt chân, tôi vẫn hơi sững sờ. Ám ảnh của chiến tranh mấy chục năm trước vụt hiện về: đó là một buổi sáng, từ hầm trú ẩn nơi sơ tán chui lên, đứa trẻ khi ấy là tôi cùng người lớn và những đứa trẻ khác lặng lẽ đi nhặt những mẩu chân tay vô danh, có cái là nguyên một tảng ở khúc hông và bẹn, văng rải rác gần một hố bom mới toanh. Nhưng ở Berlin, người phụ nữ Việt Nam nọ là chủ một tiệm làm móng, việc thường trực là lấy khóe, tỉa da thừa ở móng tay móng chân.


Tôi hỏi, cái gì cầm đồ?


Chàng Nike nhanh nhẹn giải thích, đồ thì cháu cầm, thằng này – hất hàm về phía Dolce Gabbana – chỉ bóc tem thôi. Nhưng cháu đã ra đến cửa đâu. Luật pháp đéo gì, bất công!


Tôi bảo, bóc tem với cầm đồ thì đúng là định ăn trộm rồi, oan với ai nữa.


Dolce Gabbana trừng mắt: Cô bênh bọn Đức lợn hử? Người Việt thì phải giúp người Việt chứ! Cô có phải người Việt không hử?


Vâng, tôi đúng là người Việt, sống ở Đức. Tháng trước, ở TTTM Đồng Xuân, trong lễ hội "40 năm hội nhập và phát triển" của người Việt ở Đức, ông Nguyễn Thiện Nhân, tốt nghiệp đại học và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đức, thay mặt chính phủ Việt Nam cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của chính phủ và nhân dân Đức, rồi kết thúc bài phát biểu bằng tiếng Đức của mình với lời gửi gắm đến cộng đồng người Việt đang sống ở đây: Đồng bào hãy chứng tỏ lòng biết ơn nước Đức bằng cách tôn trọng luật pháp Đức. Hóa ra là chuyện ơn huệ. Vậy việc hai khách du lịch Việt Nam vừa ăn trộm ở Zürich thật không đáng để làm ồn. Họ vừa không có gì mang ơn Thụy Sĩ để phải tôn trọng luật pháp nước này, vừa quá vặt vãnh so với hệ thống công ty hai ngón, chẳng hạn của người Việt ở Đức.








26/7/2015

-




BBC Vietnamese
Tổng cục Du lịch Việt Nam vừa ra văn bản hôm 24/7 về việc chấn chỉnh hành vi vi phạm pháp luật, phong tục tập quán nước sở tại của một số công dân Việt Nam ra nước ngoài du lịch.




Công văn nói thời gian qua đã có những hành vi vi phạm của du khách người Việt như trộm cắp đồ trong siêu thị, gây mất trật tự nơi công cộng.

Các bạn có biết về tình trạng này không? -



-Ai “dung dưỡng” cho tiếp viên hàng không buôn lậu?
(PLO) -Vụ cơ trưởng và tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt vì vận chuyển vàng trái phép vào Hàn Quốc cho thấy kỷ luật, kỷ cương ở hãng hàng không này dường như đang bị buông lỏng.

Đua nhau “dính chàm”

Phi công, tiếp viên của Vietnam Airlines vốn được xem là một công việc danh giá, không phải “ước là được” nên năm 2009 khi một viên phi công của hãng này bị bắt ở Nhật Bản vì mua hàng ăn cắp và “tuồn” về Việt Nam theo đường hàng không, dư luận hết sức bất ngờ và choáng váng. Viên phi công này sau đó bị phạt 30 tháng tù treo.
Những tưởng đây là “gương tày liếp”, nào ngờ, chưa đầy 01 năm sau tháng 6/2010, cơ quan chức năng Australia lại công bố bắt giữ 7 tiếp viên của Vietnam Airlines để điều tra nghi vấn liên quan việc vận chuyển một số điện thoại iPhone và iPad từ nước này về Việt Nam.
Năm sau (2011), tiếp viên Thái Anh Tiến của hãng hàng không này lại bị khởi tố cùng người mẫu Vĩnh Thụy do liên quan đến đường dây buôn lậu hàng điện tử, ngoại tệ từ nước ngoài về TP HCM.
Cũng trong năm 2011, Hải quan sân bay Incheon - Seoul (Hàn Quốc) phát hiện 20 lượng vàng trong hành lý xách tay của 3 tiếp viên Vietnam Airlines chuẩn bị xuất về Việt Nam.
“Ngựa quen đường cũ”, năm 2013, hiện tượng phi công, tiếp viên hãng hàng không Quốc gia buôn lậu trên các chuyến bay quốc tế tiếp tục nở rộ. Đỉnh điểm là vụ việc tiếp viên Bùi Ngọc Tuấn bị công an Hà Nội bắt tạm giam để điều tra về hành vi buôn lậu. Trên chuyến bay từ Paris về Nội Bài, lực lượng an ninh sân bay đã phát hiện tiếp viên Bùi Ngọc Tuấn mang theo 50 chiếc điện thoại iPhone 5S trong hành lý mà không làm thủ tục khai báo. Toàn bộ số điện thoại iPhone 5S kể trên đều còn nguyên hộp, chưa qua sử dụng.
Tháng 9/2013, tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc cũng bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp trị giá 125.000 Yen trên chiếc xe buýt chở phi hành đoàn từ một khách sạn ở Osaka đến sân bay quốc tế Kansai. Nữ tiếp viên này bị cáo buộc theo yêu cầu của một phụ nữ người Việt 30 tuổi ở Nhật, đã bị truy tố vì mua hàng ăn cắp.
Ngày 24/3/2014, cảnh sát Nhật Bản bắt giữ nữ tiếp viên này và cáo buộc cô xách lô hàng lậu trị giá 3 triệu Yen lên máy bay và nhận tiền công vận chuyển từ tháng 6/2013. Sự việc đã khiến văn phòng của Vietnam Airlines ở Tokyo bị lục soát và 5 nhân viên khác cũng phải đến sở cảnh sát trình diện.
Cuối tháng 2/2014, một nữ tiếp viên nữa của Vietnam Airlines bị cáo buộc tương tự khi bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật.
Mới đây nhất, ngày 10/3/2015, sau khi hoàn thành chuyến bay từ Hà Nội đến sân bay quốc tế Gimhae (Pusan), một cơ trưởng và một tiếp viên VNA đã bị phát hiện giấu 6kg (mỗi thỏi vàng là 1kg) dưới đế giày khi đi qua hệ thống máy dò kim loại của sân bay.
Như vậy, chỉ tính những thông tin được báo chí công bố rộng rãi thì từ năm 2009 tới nay, Vietnam Airlines đã để xảy ra tới 8 vụ bê bối liên quan tới đội ngũ phi công và tiếp viên của hãng này.
Hình ảnh vụ cơ trưởng và tiếp viên Vietnam Airlines buôn lậu vàng được đăng tải trên báo Hàn Quốc. 
Những câu hỏi nhức nhối
Không thể im lặng trước thông tin dày đặc trên báo quốc tế và trong nước về vụ “buôn lậu vàng”, ngày 16/4/2015, Vietnam Airlines phải lên tiếng xác nhận việc cơ trưởng và tiếp viên bị bắt giữ tại Hàn Quốc là có thật. Theo đó, trên chuyến bay VN 426 khởi hành từ Hà Nội đi Pusan ngày 10/3/2015; hai nhân viên của Hãng là cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng (sinh ngày 20/11/1980, số bằng lái 29836, ngày cấp 31/3/2010) và tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong, đã mang theo vàng và không khai báo, sau đó bị hải quan tại sân bay Gimhae, Pusan, Hàn Quốc bắt giữ.
Vụ việc như “giọt nước tràn ly”, khiến dư luận hết sức bức xúc về tư cách đạo đức của những người làm việc cho hãng hàng không quốc gia. TS Trần Đình Bá – Hội viên hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đặt câu hỏi: Vì sao Vietnam Airlines  mang thương hiệu quốc gia lại giáo dục, quản lý nhân viên lỏng lẻo đến vậy, tới mức để liên tiếp xảy ra những hành vi buôn lậu liều lĩnh, bất chấp luật pháp, danh dự như thế?
Không chỉ có vậy, nhìn vào chuỗi sự việc, dư luận còn đặt dấu hỏi : Ai đã dung dưỡng cho vấn nạn này, Cục Hàng không Việt Nam ở đâu khi bê bối liên tiếp xảy ra, vụ sau lớn hơn vụ trước mà không có “thuốc đặc trị”?
Và câu trả lời dường như cũng hé mở ở ngay chính những thông cáo báo chí phát đi từ cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Cụ thể, ngày 15/4/2015, khi báo chí trong nước và quốc tế đưa tin vụ buôn lậu vàng, sau 1 tháng xảy ra sự vụ, Cục Hàng không Việt Nam mới phát đi thông cáo báo chí với nội dung hết sức thụ động, cho thấy đơn vị này chỉ nắm được thông tin qua báo chí. “Theo báo cáo của Vietnam Airlines, nhà chức trách Hàn Quốc vẫn chưa có thông tin chính thức cho phía Việt Nam. Hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đang tiếp tục phối hợp với Vietnam Airlines theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến liên quan đến sự việc nêu trên”, thông cáo nêu rõ.
Ngày hôm sau, 16/4, Cục này mới phát thông cáo báo chí cho hay: đã yêu cầu Vietnam Airlines khẩn trương kiểm tra, rà soát và triển khai các biện pháp hiệu quả để tránh tái diễn hành vi lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép tài sản, hàng hóa, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam trước ngày 21/04/2015.
Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu Cảng vụ hàng không miền Bắc tiến hành rà soát quy trình kiểm tra, đảm bảo an ninh hàng không đối với người ra vào khu vực hạn chế nhằm phát hiện những kẽ hở mà các đối tượng có thể lợi dụng để buôn lậu và vận chuyển trái phép tài sản, hàng hóa vào khu vực sân bay và lên tàu bay.
Vậy là, sau 8 vụ buôn lậu đình đám, Cục Hàng không mới thấy đó là “vấn đề cấp bách”, chả khác gì “mất bò mới lo làm chuồng”. Còn Vietnam Airlines, sau mỗi vụ tiếp viên bị cáo buộc buôn lậu đều "đăng đàn" trả lời báo chí: sẽ hợp tác với cơ quan điều tra, không bao che cho bất cứ cá nhân nào nhằm ngăn chặn các trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai, thế nhưng các vụ buôn lậu tương tự vẫn ngày càng tăng lên.
“Độ trễ” của Cục Hàng không cộng với việc buông lỏng kỷ cương của hãng hàng không quốc gia chính là “dư địa” để những thói hư, tật xấu của đội ngũ phi công, tiếp viên có đất để phát triển.
Sau ngày 21/4 tới đây, chắc chắn những giải pháp "ngăn ngừa tiếp viên, phi công buôn lậu" sẽ được công bố nhưng cho dù giải pháp như thế nào, nếu không “nhìn thẳng vào sự thật" trên để có thuốc trị đúng “bệnh”, liệu có còn vụ buôn lậu thứ 9, thứ 10 hay thứ n hay không?
Câu trả lời xin để ngỏ và gửi tới Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, vị tư lệnh ngành nổi tiếng với những hành động quyết liệt, không dung túng cho những sai phạm, quan liêu, trì trệ…

------------



--Cơ trưởng Vietnam Airlines khai được trả 250 USD cho mỗi ký vàng lậu
Một Thế Giới - 09:09 16-04-2015

Hình ảnh Việt Nam trở nên xấu hơn trong mắt nước bạn Hàn Quốc sau khi cơ trưởng của Vietnam Airlines khai nhận rằng anh này đã được trả công 250USD cho mỗi thỏi vàng vận chuyển trót lọt qua cổng sân bay Gimhae, Busan.


Nguồn tin từ Hàn Quốc ngày 15.4 cho biết trong thời gian bị bắt vì tội vận chuyển vàng vào Hàn Quốc không khai báo, ông Nguyễn Văn Dũng, cơ trưởng chuyến bay VN426 của Vietnam Airlines đã khai ông được trả 250USD nếu mang trót lọt 1 thỏi vàng vào Hàn Quốc.



Ông Dũng cũng cho hay ông không hề biết là mình đang thực thi một hành động mang tính chất buôn lậu.

Như bản tin của hãng Doy News, Hàn Quốc, loan tin trước đó, một phi công cùng 1 tiếp viên của hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines đã bị bắt tại sân bay quốc tế Gimhae, Busan, vì cố ý buôn lậu 6kg vàng vào Hàn Quốc.

Vụ việc xảy ra vào ngày 10.4 trên chuyến bay VN426, 2 nhân vật bị bắt sau đó được xác nhận là cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng và tiếp viên Nguyễn Tấn Phong. Hai người này đã giấu tổng cộng 6 thỏi vàng dưới đế giày, trong đó cơ trưởng mang theo 4 thỏi.

Cả hai sau đó bị bắt khi không qua được cửa kiểm tra của máy dò kim loại tại sân bay.

Tại cơ quan cảnh sát, cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng đã khai họ được trả công 250 USD cho mỗi thỏi vàng mang lọt vào Hàn Quốc.

Sáng 16.4, một quan chức của Vietnam Airlines cho biết phía Vietnam Airlines đã điều phi công sang Seoul thay thế để công tác bay vẫn được đảm bảo, đồng thời vẫn chưa nhận được thông báo gì từ phía Hàn Quốc thông qua cơ quan đại diện của Vietnam Airlines tại Hàn Quốc.

Phía cục Hàng không dân dụng cho biết họ cũng đã nhận được tin và hiện đang theo sát vụ việc.



Đây không phải lần đầu tiên phi công và tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt vì bị phát hiện mang theo vật dụng không khai báo.



Tháng 12 năm ngoái, một tiếp viên khác của Vietnam Airlines cũng đã bị bắt vì tội buôn lậu 8kg vàng vào Hàn Quốc, theo như bản tin tường thuật trên website busanhaps.com.



Tiếp viên nam này được ám chỉ mang tên Mr.N “đã cố vượt qua cổng an ninh và kiểm soát hải quan trong lúc giấu các thỏi vàng quanh bắp chân”.



Theo bản tin của Bloomberg nhận định, mua vàng đưa vào Hàn Quốc là một công việc đem lại thu nhập cao ở Hàn Quốc, nơi có tình trạng mua bán không khai thuế diễn ra đạt doanh số đến ¼ tổng sản phẩm quốc dân”.

Tháng 3 vừa qua, ANZ dự báo rằng với đà tăng trưởng của thu nhập ở châu Á, bao gồm các nước có Hàn Quốc, nhu cầu người dân mua sắm vàng trang sức tăng cao cùng với thói quen tích trữ vàng ở nhà như là văn hóa ở vùng này.


Trước đó, tháng 7.2013, cảnh sát ở sân bay Gimhae cũng đã bắt giữ 9 người Đài Loan vì buôn lậu 60,75kg vàng vào Hàn Quốc.

Vì sao 6kg vàng lọt qua sân bay Nội Bài sang Hàn Quốc?
Tiền Phong Online
TPO - Cảng vụ hàng không miền Bắc đang xác minh để trả lời câu hỏi: Vì sao 6kg vàng lại lọt qua sân bay Nội Bài sang tận Pusan (Hàn Quốc) mới bị phát hiện? Đồng thời làm rõ động cơ vận chuyển số vàng này bởi giá vàng trong nước đang cao hơn nước ..

-
-Phụ nữ Việt trộm kính ở Thái bị đọc phạt 1000 lần
Được chia sẻ trên fanpage Tony Buổi Sáng, câu chuyện về phụ nữ Việt trộm kính ở Thái bị đọc phạt 1000 lần là bài học cảnh báo những ai có ý định "cầm nhầm đồ" trong các cửa hàng ở nước ngoài: "Cầm nhầm đồ là phạm tội. Nếu bạn ăn trộm, camera của chúng tôi sẽ bắt bạn".
Gần đây, một số nước, trong đó có Nhật và Thái, dán giấy cảnh báo người Việt bằng chính tiếng Việt. Điều này làm nhiều người Việt ở trong nước cảm thấy xấu hổ.
Vì vậy, câu chuyện về lòng tự trọng, hành vi “cầm nhầm kính” trong cửa hàng ở Thái được Tony Buổi Sáng kể lại khiến nhiều người Việt phải suy ngẫm:
Ở Đức, quay bài là hành vi gian dối nghiêm trọng nhất. Nên nếu phát hiện ra, học sinh sẽ phải lên làm việc riêng với ban giám hiệu. Sau đó, học sinh phải nhận thức được hành vi ăn cắp kiến thức này là nhục nhã, là xấu xí.
Họ sẽ khuyên giải, và học sinh viết bản kiểm điểm, sẽ thề là không bao giờ ăn cắp nữa, sau đó họ sẽ cho về. Nếu tái phạm thì sẽ bị đuổi học ngay lập tức. Và tên của học sinh này sẽ đưa vào danh sách đen (black list) của hệ thống trường Đức trên khắp thế giới, sẽ không có trường Đức nào nhận học sinh này nữa. Vì họ quan niệm, đã thề rồi mà còn vi phạm là không có lòng tự trọng. “Mistake is acceptable, but we don’t accept if you repeat the same mistake”.
Một công dân không có lòng tự trọng thì đất nước đó không thể tự cường. Sản phẩm của nền giáo dục Đức không có thể loại ăn cắp và nói dối. Ai ăn cắp kiến thức mà cầm được cái bằng Abitur (bằng tú tài), sẽ gây xấu hổ cho nước Đức.
Rất nhiều quốc gia Á Châu học tập cái này từ Đức áp dụng cho nền giáo dục của họ. Điển hình là Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và gần đây là Thái Lan.
Ngoài xã hội, các hành vi ăn cắp như vậy cũng bị trừng phạt rất nghiêm khắc, ví dụ tội cầm nhầm đồ trong cửa hàng, siêu thị. Shoplift là động từ chỉ việc cầm nhầm. Ở nước ngoài, người ta khinh bỉ các shoplifter kinh khủng, và rất nghiêm khắc để trị tận gốc căn bệnh shoplifting này. Một khi phát hiện nếu còn nhỏ sẽ bị phạt roi, quất vào mông. Còn già rồi mà vẫn cầm nhầm thì họ sẽ bắt ngồi đọc đạo đức, đọc đến khi nào mỏi miệng thì thôi. Nên ai bị một lần là tởn, hoặc thấy người khác bị vậy mà sởn gai ốc, khi nhìn thấy “mỡ treo”, “miệng mèo” sẽ phải tự nuốt nước bọt. Vì không được phép ăn. Vì không phải của mình.

Câu chuyện phụ nữ Việt trộm kính ở Thái do Tony Buổi Sáng kể lại.
Chuyện ở Thái Lan, lâu rồi, đoàn khách của một công ty lớn sang chơi. Chị sếp này quen thói hống hách, cứ vào chỗ shopping ghé lấy cái gì thì nhân viên dưới quyền mặc nhiên hiểu là phải trả tiền, coi như tặng quà. Thế là lúc vào cửa hàng miễn thuế trong sân bay Băng Cốc, chị nhón lấy cái mắt kính 120 USD, rồi thản nhiên bỏ vô giỏ, đi ra. Cậu trợ lý mới vô làm, có vẻ ghét cái kiểu này, nên thay vì trả tiền cũng bỏ ra ngoài luôn. Thế là đi được đâu 10 phút, chuông báo động ầm ĩ, bảo vệ rầm rập chạy đến, còng tay chị lại, lôi đi.
Chị phủ nhận liền, nói không có. Chị chửi khí thế “ ụ mạ mi ụ mạ mi, răng lại bắt chụy”. Nó mở giỏ ra, thấy cái mắt kính. Rồi bất chấp chị chửi bới vang dội, tụi nó lôi đi xềnh xệch vô phòng cách ly, chiếu lại cho cái phim lúc nãy chị đã cầm nhầm như thế nào. Rồi tụi nó hủy chuyến, nhốt 2 ngày trong phòng riêng, cơm bưng nước rót đàng hoàng.
Chị chỉ việc ngồi đọc câu “Tôi là Trần Thị A. Hôm nay, tôi đã hiểu việc ăn cắp là sai trái, tôi thề tôi sẽ không bao giờ ăn cắp nữa. Tôi thề trên danh dự của tôi, của con tôi là Nguyễn Văn Y, Nguyễn Thị Z. Tôi sẽ không bao giờ ăn cắp nữa để con tôi không nhục nhã vì mẹ nó”.
Nó bắt đọc 1000 lần. Đâu tới 900 lần thì miệng chị đã méo qua 1 bên vì mỏi, nên chị khóc nức nở: “Bọn ni ác chi mà ác rứa, răng mà bặt chị đọc hoài”. Nó nói đủ 1000 lần đi, rồi bay về, và chị lại tiếp tục “Tôi là Trần Thị A, tôi…”
Nó nói chị đã già rồi nên nó mới làm nhẹ. Nếu chị mà là đứa thành niên là nó quất roi vào mông. Nên trên nhiều chuyến bay, nếu bạn thấy mấy cô cậu trẻ trẻ mà cứ đi đi lại lại, thì có khi cái mông đã sưng tấy. Nên không ngồi được.

-
-Nhục quốc thể!
Biển cảnh báo trộm cắp in quốc kỳ Việt Cộng tại Nhật

Thông tin trực tiếp từ một học viên KYODAI tại Nhật Bản...

Sáng nay, một biển báo mới được dán tại khuôn viên Học viện Matsuyama, thành phố Matsudo, Chiba.

Biển cảnh báo được ghi hẳn bằng tiếng Việt cùng một dòng chữ tiếng Nhật với nội dung: "Trộm cắp, Stop. Lao động là vinh quang". 

Không những vậy, trên tấm biển này còn vẽ hẳn lá cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ Việt Cộng nữa !!!!

Chỉ vì một số thành phần người Việt có những hành động ăn cắp ăn trộm tại Nhật đã tạo ấn tượng không mấy tốt đẹp đến nỗi nước sở tại phải đưa ra lời cảnh báo bằng tiếng Việt và thậm chí còn làm cả biển cảnh báo trộm cắp in quốc kỳ Việt Cộng để chỉ đích danh.

Rất nhiều các du học sinh tại đây cảm thấy vô cùng xấu hổ khi thấy hình ảnh này.

Ảnh: Phan Hằng - Học viên Kyodai tại Nhật Bản

Tổng số lượt xem trang